Tín dụng vào bất động sản và chứng khoán thực sự không đáng lo?

Thứ tư, 05/05/2021 13:48

Số liệu thống kê cho thấy tín dụng vào thị trường chứng khoán 3 tháng đầu năm là hơn 45.300 tỷ đồng, nhưng thực tế dư nợ ngân hàng của 3 công ty chứng khoán lớn đã xấp xỉ con số đó...

Việc không bán được bất động sản thế chấp hay phải bán với giá thấp sẽ làm tăng mạnh nợ xấu, cho dù ban đầu nhìn có vẻ rất thấp bởi giá trị tài sản bảo đảm cao.

Trong bối cảnh sốt đất và sốt chứng khoán, một số người đã kiến nghị siết tín dụng chảy vào những lĩnh vực này để dập tắt các cơn sốt vốn sẽ để lại hậu quả lớn cho nền kinh tế nếu trở thành bong bóng và vỡ sau đó. Căn cứ của luồng ý kiến này là tín dụng đã chảy mạnh vào chứng khoán và bất động sản trong những tháng cuối năm trước và đầu năm nay, gây ra các cơn sốt như đã chứng kiến.

Nhưng ngược lại, cũng có nhiều người cho rằng không có căn cứ, không cần siết tín dụng vào những lĩnh vực nói trên. Căn cứ của luồng ý kiến này là dư nợ cho vay chứng khoán trong tổng dư nợ hiện còn rất nhỏ. Dư nợ cho vay bất động sản tuy lớn, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tín dụng (20%), song chủ yếu là phục vụ nhu cầu thực của người dân.

Cụ thể hơn, với trường hợp của Vietcombank, năm 2020, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm chưa đầy 4% tổng dư nợ cho vay. Nếu tính cả cho vay mua nhà, sửa nhà của cá nhân thì dư nợ bất động sản chiếm 27,4% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này. Tuy vậy, Vietcombank cho rằng họ đang kiểm soát tốt và các khoản cho vay mua nhà của cá nhân đều có tài sản đảm bảo giá trị cao, nợ xấu rất thấp.

Về cho vay chứng khoán, dư nợ trong quý I thực tế lại giảm 1% so với cuối năm 2020. Dư nợ cho vay chứng khoán chỉ tăng trở lại từ giữa tháng 4, và cũng chỉ tập trung ở một số ngân hàng.

Tín dụng vào bất động sản và chứng khoán thực sự không đáng lo? - Ảnh 1.

Tín dụng vào chứng khoán và bất động sản?

Bởi vậy, không chỉ cho rằng không có cơ sở để siết tín dụng vào bất động sản và chứng khoán, nhiều chuyên gia còn cho rằng chớ vội lo thay cho các ngân hàng về rủi ro cho vay bất động sản và chứng khoán.

Các luận điểm biện hộ cho việc không nên/cần thiết siết tín dụng vào bất động sản và chứng khoán trên bỏ qua hoặc xem nhẹ, trước hết, rủi ro của việc phân loại sai tín dụng theo mục đích cho vay. Việc phân loại sai này, vô tình hay hữu ý, dẫn đến thực tế là dư nợ tín dụng vào bất động sản và chứng khoán lớn hơn những gì đã được báo cáo.

Một minh chứng cho việc báo cáo thấp hơn thực tế này là trong khi theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết quý I nợ tín dụng vào thị trường chứng khoán chỉ là 45.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, như báo chí đưa tin, chỉ tính dư nợ ngân hàng của 3 công ty chứng khoán lớn là SSI, VND, và Mirae Asset đã xấp xỉ con số trên (44.612 tỷ đồng). Lưu ý thêm là cho vay công ty chứng khoán chỉ là một bộ phận của cho vay nói chung vào chứng khoán.

Việc phân loại và thống kê sai dư nợ tín dụng theo mục đích cho vay còn gây ra hậu quả là không kích hoạt các cảnh báo an toàn, ví dụ như tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, là những chỉ số dựa vào mức độ rủi ro tài sản, theo đó bất động sản và chứng khoán là những loại tài sản có rủi ro cao hơn nhiều (so với một số loại tài sản khác).

Thiếu sót, sai lầm thứ hai trong luận điểm không cần siết tín dụng vào cụ thể là bất động sản vì tài sản bảo đảm có giá trị lớn, rủi ro thấp nằm ở chỗ, điều này chỉ đúng khi cơn sốt bất động sản không hoặc hạ nhiệt không đáng kể, không làm giá trị tài sản bảo đảm tụt giảm đi 30% hoặc hơn (ngưỡng để ngân hàng xác định số tiền tối đa cho vay). Trên thực tế, như đã được chứng kiến nhiều, giá bất động sản trong các cơn sốt, các khu vực có sốt đất không hiếm khi tụt giảm thê thảm, thậm chí không bán được, đành bỏ hoang ở đó. Và cũng như đã và đang được chứng kiến, hiện vẫn còn rất nhiều tài sản bảo đảm là bất động sản được các ngân hàng mang ra đấu giá nhưng qua nhiều lần, với giá giảm đáng kể mỗi lần, mà vẫn không bán được. Việc không bán được bất động sản thế chấp hay phải bán với giá thấp sẽ làm tăng mạnh nợ xấu, cho dù ban đầu nhìn có vẻ rất thấp bởi giá trị tài sản bảo đảm cao. Vậy rủi ro cho vay bất động sản nằm chính ở đây chứ không phải ở đâu xa xôi, khó hình dung, nắm bắt.

Sai lầm, thiếu sót thứ ba là, coi cho vay mua nhà, sửa nhà không phải là một bộ phận cấu thành của con số thống kê cho vay bất động sản nói chung (được thể hiện qua việc bóc tách riêng cho vay mua, sửa nhà với cho vay kinh doanh bất động sản, làm cho dư nợ cho vay "kinh doanh bất động sản" chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tín dụng của ngân hàng), và coi đây là một nhu cầu chính đáng, an toàn, thậm chí cần khuyến khích.

Sự bóc tách này có nghĩa là coi cho vay mua nhà không phải nhằm mục đích để kinh doanh. Nhưng đáng tiếc là đó chỉ là sự nhìn nhận (vô tình hay hữu ý) về phía ngân hàng, chứ không nhất thiết là của phía người đi vay. Ai có thể khẳng định được rằng không có người mua nhà, căn hộ, đất nào với mục đích khai báo là để ở, lại không bán, trao tay ngay thậm chí khi chưa nhận nhà, căn hộ, đất? Không cần phải kể các ví dụ đăng tải trên báo về việc nhà đầu tư trao tay ngay các căn hộ vừa mở bán để chốt lãi. Như thế, cho vay mua nhà trong những trường hợp như vậy không phải là kinh doanh bất động sản thì là gì?

Một sai lầm, thiếu sót nữa là, đúng là không cần phải "lo bò trắng răng" đối với việc cho vay của các ngân hàng, nếu nhìn vào những gì họ công bố, vào những chỉ tiêu an toàn vẫn trong ngưỡng... Tuy nhiên, cái thực sự đáng lo kể cả đối với từng ngân hàng là rủi ro hệ thống, nhất là khi, như nói ở trên, những con số công bố và những chỉ tiêu an toàn thực ra lại không đúng, bởi những vấn đề đã nói, gồm phân loại sai mục đích vay vốn.

Vì một (số) ngân hàng cho vay bất cẩn (vô tình hay hữu ý) sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và đến toàn hệ thống nên bao giờ NHNN cũng phải kiểm tra, giám sát hoạt động của từng ngân hàng. Do đó, nếu có dấu hiệu tăng trưởng nóng của tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, đặc biệt khi xét đến rủi ro báo cáo thấp đi tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro này, thì cần thiết phải siết lại tín dụng vào đó, cho dù hoạt động của từng ngân hàng vẫn tỏ ra là đang rất bình thường, rất an toàn.

Ngoài ra, cũng mới chỉ thấy có một số rất ít ngân hàng như Vietcombank là trình bày một số chi tiết về việc cho vay của họ vào bất động sản và chứng khoán, nên sẽ là không đủ để kết luận rằng tình hình ở các ngân hàng khác cũng vậy.

Nói cách khác, ví dụ về một vài ngân hàng đang cho vay như thế nào và an toàn ra sao, theo báo cáo của họ, không thể là cơ sở để quy chiếu ra thành sự an tâm, yên lòng trước thực tế là tín dụng chung và tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro đã và đang tăng nhanh.

Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị

Gửi bình luận

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Doanh nhân 09:07

Hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây trong chương trình “Tiếp sức sinh thái” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, nhằm phục hồi và phát triển rừng đặc dụng.

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Doanh nhân 13:25

Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những thành tích xuất sắc của Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác từ thiện xã hội.

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

Vật tư 11:30

Cát dùng để san lấp không chỉ khan hiếm mà giá còn tăng vọt từ 190.000/m³ lên 285.000/m³ chưa thuế GTGT tại khu vực TP.HCM khiến nhiều dự án giao thông gặp khó, nguy cơ bị chậm tiến độ.

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Doanh nhân 08:33

Với mục tiêu không ngừng cải tiến và mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính thuận ích, đặc biệt trên môi trường số, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) ra mắt thêm nhiều tính năng mới và trải nghiệm miễn phí trên ứng dụng ngân hàng điện tử MSB mBank.

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Dự án 22:08

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

Doanh nhân 11:29

ScaleUP - đơn vị cung cấp giải pháp kinh doanh thương mại điện tử cho biết đã nhận được đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans (Hàn Quốc).

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Thị trường 09:22

Thị trường nhà ở Việt Nam đang trên đường hồi phục nhưng vẫn nhiều thách thức về nguồn cung, theo các chuyên gia.

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Dự án 08:06

Lãnh đạo Dongtam Group và Lãnh đạo OPASCOR chứng kiến Nghi thức ký kết Ý định Thư giữa Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines chiều 21/3/2024

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Doanh nhân 12:15

Ngành kỹ thuật công nghệ của DKSH vừa hoàn thiện nâng cấp phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP HCM.

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Dự án 17:26

Ngày 18-3, Lễ ký kết hợp tác toàn diện để triển khai dự án căn hộ cao cấp (Nha Trang, Khánh Hoà) đã diễn ra tại GEM Center TP HCM.

XEM THÊM