Vàng son một thuở cung An Định

Thứ ba, 08/12/2020 18:16

Mang trong mình sự giao thoa kiến trúc Á - Âu vô cùng độc đáo, cung An Định được xây dựng như một tòa lâu đài châu Âu tráng lệ cổ kính, với các họa tiết hoa văn trang trí truyền thống cung đình. Đây là một công trình kiến trúc khác biệt hoàn toàn giữa hàng trăm di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế hiện nay.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 1.

Có địa chỉ tại số 97 đường Phan Đình Phùng, cung An Định tiền thân có tên gọi là phủ Phụng Hóa - một công trình bằng gỗ nằm bên bờ dòng sông An Cựu. Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng cho con trưởng của mình - tức vua Khải Định - làm cung điện riêng sinh sống từ khi vua Khải Định còn là Thái tử đến ngày lên ngôi hoàng đế.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 2.

Sau ngày đăng quang, năm 1917, vua Khải Định sử dụng tiền riêng của mình bắt đầu cải tạo lại phủ Phụng Hóa theo lối hiện đại, biến phủ gỗ ban đầu trở thành một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ nhất Việt Nam thời bấy giờ, đổi tên là An Định cung. Tiếp nối truyền thống từ đời trước, vua Khải Định trao lại cung An Định của mình cho hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này). Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, vua Bảo Đại thoái vị, cùng gia quyến của mình là hoàng hậu Nam Phương, đức Từ Cung thái hậu và các hoàng tử công chúa, đã dọn từ Hoàng cung Huế qua An Định cung này sinh sống.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 3.

Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, cung An Định là đại diện tiêu biểu cho trường phái kiến trúc tân - cổ điển ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Toàn bộ công trình được xây dựng với diện tích hơn 23.000m2, quay mặt hướng nam phía bờ sông An Cựu. Thuở ban đầu khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình lớn nhỏ: bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước… Trải qua hơn 100 năm và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 4.

Nhìn từ đường Phan Đình Phùng vào, cổng chính được xây theo lối tam quan bằng gạch, gồm hai tầng, đắp nổi trang trí sành sứ, thủy tinh màu rất công phu. Các họa tiết là những hình ảnh rất quen thuộc với văn hóa phương Đông như rồng, phượng, hổ... Vòm cổng đắp nổi ba chữ "An Định cung", ngoài ra có những cặp trụ giả được đắp nổi theo phong cách Roman.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 5.

Cổng chính nhìn từ phía trong ra, bao bọc quanh toàn bộ cung là khuôn viên tường gạch dày 0,5m, cao 1,8m, trên có thêm hàng rào song sắt. Phần đỉnh mái cổng chính gắn biểu tượng một viên trân châu lớn.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 6.

Phía sau cổng chính, giữa sân là đình Trung Lập, có tác dụng như một "bình phong" - một nét kiến trúc rất quen thuộc ở triều Nguyễn kéo dài đến tận ngày nay, thường thấy ở các lăng tẩm, phủ đệ hay nhà rường Huế. Đình Trung Lập có hình bát giác, mái dạng cổ lầu với hai lớp. Lớp mái dưới có tám cạnh, lớp trên bốn cạnh.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 7.

Mái đình Trung Lập mang nghệ thuật tạo hình rất ấn tượng, đắp nổi 12 con rồng với ngụ ý bay đi "bốn phương tám hướng".

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 8.

Trong đình có đặt bức tượng đồng châm dung vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, được đúc từ năm 1920.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 9.

Điểm nhấn cho toàn bộ kiến trúc cung An Định chính là tòa nhà được ví như một tòa lâu đài châu Âu, mang tên lầu Khải Tường. Lầu nằm ngay phía sau bức "bình phong" đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung. Tên "Khải Tường" được chính vua Khải Định đặt với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 10.

Lầu Khải Tường có ba tầng được xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, trên nền diện tích 745m2. Mặt trước được trang trí cầu kỳ, công phu các họa tiết phong cách Roman cận đại (bắc đẩu bội tinh, thiên thần...) đan xen các họa tiết cung đình phương Đông truyền thống (rồng, phượng, hổ, bát bửu, hoa văn...)

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 11.

Tổng cộng có 22 phòng lớn nhỏ. Trong đó, tầng 1 có bảy phòng trang trí rất lộng lẫy, nổi bật nhất là đại sảnh. Tầng 2 gồm tám phòng là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi. Tầng 3 có bảy phòng là nơi ở cũ của đức Từ Cung thái hậu và nơi thờ tự.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 12.
Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 13.

Đặc sắc nhất của lầu Khải Tường chính là đại sảnh, nơi nổi bật với sáu bức tranh tường trang trí, vẽ rất sinh động và chính xác sáu lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn: từ lăng vị vua đầu tiên Gia Long, lần lượt theo mốc thời gian là các lăng vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, vua Đồng Khánh và chính lăng vua Khải Định. Riêng bức tranh vua Khải Định là vẽ không giống thực tế ngày nay do khi vẽ vua Khải Định vẫn còn sống, lăng tẩm của ông mới chỉ trên bản phác thảo. Qua thời gian những bức tranh này đã từng xuống cấp nghiêm trọng nhưng đã được các chuyên gia Đức giúp phục chế lại nguyên bản các tác phẩm độc đáo này. Đến ngày nay, danh tính của tác giả sáu bức tranh tường này vẫn còn là điều bí mật, tuy vậy tất cả đều được đánh giá là những kiệt tác nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 14.

Giữa đại sảnh là tượng đồng của hoàng tử Vĩnh Thụy, chính là vua Bảo Đại sau này, vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ta.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 15.
Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 16.

Phòng khách và phòng ăn đậm phong cách châu Âu, nằm đối diện với nhau qua đại sảnh.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 17.

Cuối đại sảnh là cầu thang dẫn lên tầng hai. Từ chiếu nghỉ, trụ đỡ, tay vịn cầu thang đến các họa tiết hoa văn đều rất hiện đại mang phong cách Tây phương, điều rất hiếm thời bấy giờ.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 18.

Trước kia, tám phòng tầng hai chủ yếu là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi, nay đã trở thành các phòng lưu trữ thông tin và trưng bày các hiện vật đã được hai vị vua sử dụng tại cung An Định.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 19.

Hành lang nối các phòng ở tầng hai lầu Khải Tường.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 20.

Phòng ngủ và giường ngủ của hoàng tử Vĩnh Thụy hay vua Bảo Đại.

Vàng son một thuở cung An Định - Ảnh 21.

Phía sau lầu Khải Tường đã từng là một công trình rất đặc biệt: nhà hát Cửu Tư Đài với diện tích 1.150m2, gồm hai tầng với sức chứa 500 người. Đây là nơi diễn tuồng, cải lương cho hoàng gia dưới thời vua Bảo Đại. Hệ thống sân khấu nằm ở giữa tầng 1, khán đài được thiết kế ở cả hai tầng phía chung quanh sân khấu, khán đài danh dự nằm ở tầng hai dành riêng cho vua và hoàng thân quốc thích, các đại thần, các khách mời danh dự... Kiến trúc của nhà hát này mang phong cách kiến trúc Nhà hát Lớn Hà Nội nhưng nội thất lại giống lăng Khải Định với cách trang trí đắp nổi bằng nghệ thuật ghép sành sứ. Đáng tiếc, Nhà hát đã bị phá hủy năm 1947, chỉ còn lại nền móng là bãi cỏ lớn phía sau lầu Khải Tường như ngày nay.

Theo Nguyễn Chí Nam (nhandan.com.vn)

Gửi bình luận

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Doanh nhân 09:07

Hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây trong chương trình “Tiếp sức sinh thái” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, nhằm phục hồi và phát triển rừng đặc dụng.

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Doanh nhân 13:25

Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những thành tích xuất sắc của Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác từ thiện xã hội.

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

Vật tư 11:30

Cát dùng để san lấp không chỉ khan hiếm mà giá còn tăng vọt từ 190.000/m³ lên 285.000/m³ chưa thuế GTGT tại khu vực TP.HCM khiến nhiều dự án giao thông gặp khó, nguy cơ bị chậm tiến độ.

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Doanh nhân 08:33

Với mục tiêu không ngừng cải tiến và mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính thuận ích, đặc biệt trên môi trường số, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) ra mắt thêm nhiều tính năng mới và trải nghiệm miễn phí trên ứng dụng ngân hàng điện tử MSB mBank.

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Dự án 22:08

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

Doanh nhân 11:29

ScaleUP - đơn vị cung cấp giải pháp kinh doanh thương mại điện tử cho biết đã nhận được đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans (Hàn Quốc).

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Thị trường 09:22

Thị trường nhà ở Việt Nam đang trên đường hồi phục nhưng vẫn nhiều thách thức về nguồn cung, theo các chuyên gia.

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Dự án 08:06

Lãnh đạo Dongtam Group và Lãnh đạo OPASCOR chứng kiến Nghi thức ký kết Ý định Thư giữa Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines chiều 21/3/2024

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Doanh nhân 12:15

Ngành kỹ thuật công nghệ của DKSH vừa hoàn thiện nâng cấp phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP HCM.

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Dự án 17:26

Ngày 18-3, Lễ ký kết hợp tác toàn diện để triển khai dự án căn hộ cao cấp (Nha Trang, Khánh Hoà) đã diễn ra tại GEM Center TP HCM.

XEM THÊM