Người mua nhà ở xã hội chật vật giấc mơ an cư

Thứ bảy, 26/01/2019 11:28

Chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn xây dựng, mua nhà ở xã hội có đủ, nhưng nguồn vốn để triển khai không có khiến doanh nghiệp và người mua nhà rơi vào cảnh khốn đốn.

Đổ nợ vì mua nhà ở xã hội 

Sau một thời gian chờ đợi, hy vọng, 460 khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm (Q.Bình Tân, TP.HCM) tan vỡ giấc mơ đón tết trong căn nhà của mình khi chủ đầu tư dự án là Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM tiếp tục thất hứa, không giao nhà được.


Khách hàng không thể nhớ nổi đây là lần thứ mấy, chủ đầu tư “lật kèo”. Chị H. - khách hàng mua căn hộ dự án này - than: “Theo hợp đồng ký kết, từ tết năm ngoái, chúng tôi đã có nhà ở. Nhưng họ hẹn hết lần này đến lần khác. Cách nay khoảng một tuần, họ lại hẹn tiếp thêm 3 tháng nữa. Thật sự tôi không còn niềm tin”.


Dự án kéo dài đã đẩy cuộc sống người mua nhà vào cảnh khốn đốn. “Hiện gia đình tôi đang rất khó khăn. Để có tiền mua nhà ở đây, tôi phải vay mượn gần 400 triệu đồng. Nhà không có, mỗi tháng còn tốn 3 triệu đồng tiền thuê trọ và phải trả tiền gốc, tiền lãi cho ngân hàng gần 10 triệu đồng. Vợ chồng tôi làm giáo viên nên thiếu trước hụt sau. Hiện tài sản trong nhà đã bán gần hết để kịp trả lãi vay cho ngân hàng. Thật quá khổ sở” - chị N. nói.


Người mua nhà ở xã hội chật vật giấc mơ an cư - Ảnh 1.

Người mua căn hộ dự án Nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm kéo đến Sở Xây dựng TP.HCM khiếu nại chủ đầu tư bàn giao nhà chậm trễ.

“Để có 870 triệu đồng mua căn hộ 45,5m2 tại dự án này, tôi phải bán nhà ở quê, vay mượn thêm ngân hàng và người thân gần 50% giá trị căn hộ. Giờ thì nhà không có, mỗi tháng, tôi còn phải trả 4 triệu đồng tiền thuê nhà và 1,6 triệu đồng tiền lãi vay ngân hàng” - chị Trần Thị Thu Cúc than.


Tương tự, gần 3 năm nay, hàng trăm khách hàng mua căn hộ nhà ở xã hội dự án Khang Gia Chánh Hưng (đường số 16, P.4, Q.8, TP.HCM) do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển địa ốc Khang Gia làm chủ đầu tư, vẫn mòn mỏi chờ nhà ở. Dự kiến, nhà được bàn giao từ giữa năm 2017 nhưng đến nay, chủ đầu tư chỉ mới bàn giao… lời hứa.


Tương tự, chị Tô Thị Ngà mua căn hộ rộng 51m2 với giá 927 triệu đồng. Số tiền mà ngân hàng giải ngân cho chị để đóng cho công ty đến nay là 460 triệu đồng. Nay dù không có nhà ở, hằng tháng, chị còn phải tốn gần chục triệu đồng tiền thuê nhà và trả lãi vay ngân hàng.


Người mua nhà ở xã hội chật vật giấc mơ an cư - Ảnh 2.

Dự án Khang Gia Chánh Hưng đến nay vẫn chưa thể giao nhà cho khách hàng


Không chỉ người chưa nhận nhà khổ, người đã nhận nhà vào ở cũng khổ không kém. Sau khi kết thúc gói hỗ trợ vay ưu đãi lãi suất 30.000 tỷ đồng, những người mua nhà ở xã hội không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi mới để mua nhà đã phải trả với lãi suất cao, thậm chí có dự án, họ phải trả với lãi suất gấp đôi lãi suất ưu đãi.


Theo anh Lợi, anh mua căn hộ dự án Ehome S Phú Hữu, Q.9, TP.HCM vào thời điểm gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vừa kết thúc nên đành phải vay gói tín dụng mua nhà theo lãi suất thương mại. Hai năm đầu, anh chỉ đóng lãi suất cố định 7%/năm do chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay, nhưng từ đó đến nay, anh phải trả theo lãi suất thương mại gần 10%/năm.


Hàng trăm khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở Topaz Home (Q.12, TP.HCM) của Công ty Vạn Thái hiện cũng đang phải vay vốn theo lãi suất thương mại. Chị Thu bức xúc: “Thật vô lý! Theo quy định, rõ ràng chúng tôi được hưởng vốn vay ưu đãi khi mua nhà ở xã hội nhưng thực tế, mua xong mới biết mình không được hỗ trợ, phải trả lãi vay cao gần gấp đôi mức quy định (4,8%), khiến chúng tôi lâm cảnh nợ nần. Quy định như vậy chẳng khác nào cơ quan nhà nước cài bẫy người mua nhà”.


Cần nhanh chóng khai thông dòng vốn 


Theo ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Địa ốc Hoàng Quân, đơn vị phát triển dự án nhà ở xã hội - không chỉ khách hàng khổ mà công ty cũng khổ. Từ khi Chính phủ triển khai gói 30.000 tỷ đồng, công ty đã chuyển hướng kinh doanh từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội với mục tiêu đến năm 2016, xây dựng hơn 20 dự án nhà ở xã hội với tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.


Tuy nhiên, từ ngày 31/3/2016, gói 30.000 tỷ đồng tạm dừng, doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn vay dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, phải dừng thi công. Từ cuối năm 2016, công ty đã phải bỏ ra khoảng 80 tỷ đồng để bù lãi suất cho các khách hàng vay lãi suất thương mại mua nhà ở xã hội của công ty.


Theo lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên xây dựng nhà ở xã hội có trụ sở tại Q.7, TP.HCM, sau khi kết thúc gói 30.000 tỷ đồng, Chính phủ đã ban hành gói vay ưu đãi lãi suất mới cho người mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm. Do đó, doanh nghiệp đã đồng loạt khởi công các dự án nhà ở xã hội và thông báo các chương trình hỗ trợ này.


Thế nhưng, khi khách hàng mua xong thì không được hỗ trợ vì các ngân hàng thông báo chưa được rót tiền. Doanh nghiệp phải tự móc tiền túi ra hỗ trợ lãi suất cho khách hàng nhưng chỉ kéo dài được vài năm đầu, sau đó phải để người mua nhà tự chịu vì doanh nghiệp không thể lo nổi.


Ông Vũ Văn Phấn - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - thừa nhận, hiện cả nước đang có khoảng 205 dự án nhà ở xã hội đang chậm tiến độ do “đói” vốn. Trong khi nguồn cung phân khúc nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa, nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp mà thị trường đang rất cần lại rất thiếu. 


Điều này cho thấy, thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, người thu nhập thấp do thiếu nguồn tín dụng cho vay ưu đãi. Vấn đề này còn do pháp luật chưa cho cơ chế, chính sách ưu tiên khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư vào phân khúc này. Vì vậy, sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ xem xét, có kiến nghị để khai thông dòng vốn cho người mua nhà ở giá thấp.


Doanh nghiệp và người mua nhà đều đói vốn

Hiện tại, gần như ngân sách nhà nước vẫn chưa bố trí được nguồn vốn "mồi" ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở năm 2014. Tính đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội mới chỉ được cấp vốn 1.262 tỷ đồng để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Theo lộ trình, ngân hàng này sẽ chi hết 1.000 tỷ đồng trong năm 2018 và phân bổ về TP.HCM 50 tỷ đồng. Nhưng nguồn vốn này quá nhỏ so với nhu cầu của doanh nghiệp và người dân TP.HCM.

Trong khi đó, hiện các ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank được chỉ định thực hiện chính sách nhà ở xã hội cũng chưa được cấp bù chênh lệch lãi suất theo Quyết định 18/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM

Theo Phan Trí (phunuonline.com.vn)

Gửi bình luận

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Doanh nhân 09:07

Hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây trong chương trình “Tiếp sức sinh thái” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, nhằm phục hồi và phát triển rừng đặc dụng.

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Doanh nhân 13:25

Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những thành tích xuất sắc của Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác từ thiện xã hội.

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

Vật tư 11:30

Cát dùng để san lấp không chỉ khan hiếm mà giá còn tăng vọt từ 190.000/m³ lên 285.000/m³ chưa thuế GTGT tại khu vực TP.HCM khiến nhiều dự án giao thông gặp khó, nguy cơ bị chậm tiến độ.

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Doanh nhân 08:33

Với mục tiêu không ngừng cải tiến và mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính thuận ích, đặc biệt trên môi trường số, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) ra mắt thêm nhiều tính năng mới và trải nghiệm miễn phí trên ứng dụng ngân hàng điện tử MSB mBank.

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Dự án 22:08

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

Doanh nhân 11:29

ScaleUP - đơn vị cung cấp giải pháp kinh doanh thương mại điện tử cho biết đã nhận được đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans (Hàn Quốc).

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Thị trường 09:22

Thị trường nhà ở Việt Nam đang trên đường hồi phục nhưng vẫn nhiều thách thức về nguồn cung, theo các chuyên gia.

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Dự án 08:06

Lãnh đạo Dongtam Group và Lãnh đạo OPASCOR chứng kiến Nghi thức ký kết Ý định Thư giữa Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines chiều 21/3/2024

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Doanh nhân 12:15

Ngành kỹ thuật công nghệ của DKSH vừa hoàn thiện nâng cấp phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP HCM.

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Dự án 17:26

Ngày 18-3, Lễ ký kết hợp tác toàn diện để triển khai dự án căn hộ cao cấp (Nha Trang, Khánh Hoà) đã diễn ra tại GEM Center TP HCM.

XEM THÊM