Đến bao giờ Hà Nội xử lý được dự án "treo"?

Thứ sáu, 21/09/2018 08:53

Gần 400 dự án "treo" với hàng chục triệu m2 đất đang bị bỏ hoang lãng phí, Hà Nội vẫn đang loay hoay trong xử lý vấn đề này.

Hàng trăm dự án vi phạm về đất đai

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (việc quản lý sử dụng đất đối với các dự án vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2012-2017) thống kê được 211 dự án tổng diện tích trên 44 triệu m2 chậm triển khai, để đất hoang hoá. Trong đó, có dự án đã được thành phố kiểm tra phát hiện từ năm 2012 nhưng vẫn chưa xử lý triệt để.

Ngoài số dự án chậm tiến độ theo thông kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của 22 quận, huyện của Hà Nội phát hiện thêm 172 dự án chậm triển khai, nâng tổng số các dự án trong diện này lên 383 trường hợp. Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án...

Có chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định. Ví dụ như: Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (dự án Mở rộng vườn ươm Cổ Nhuế), Công ty Thủ đô II (dự án Trung tâm ngôn ngữ Việt – Lào), Công ty Tân Á Đại Thành (dự án khu nhà ở kinh doanh Đầm Liễng…

Đến bao giờ Hà Nội xử lý được dự án treo? - Ảnh 1.

Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt “treo” 14 năm nay.

Bà Nguyễn Thị Loan, ở phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã sống tại khu vực dự án “treo” khu đô thị mới Thịnh Liệt 14 năm nay cho biết: “Nhà tôi mái dột nát, tường nứt ngang dọc khắp nơi, nhưng vì trong diện quy hoạch khu đô thị mới Thịnh Liệt nên không được phép sửa chữa, xây dựng. Gia đình cũng không đủ điều kiện chuyển đi nơi khác”.Hàng trăm dự án "treo" của Hà Nội không chỉ lãng phí nguồn lực về đất đai của thành phố Hà Nội, còn khiến hàng nghìn người dân trong diện giải phóng mặt bằng phải sống lay lắt, tạm bợ tại những khu vực dự án “treo”.

Thu hồi nhưng cần tính phương án sử dụng hiệu quả

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc xử lý các dự án “treo” với Hà Nội cũng như các địa phương khác cần một chế tài cụ thể. Thời hạn là 24 tháng không sử dụng dự án sẽ bị thu hồi đất và tài sản trên đất, đây là quy định không phù hợp. Vì Hiến pháp quy định tài sản hình thành hợp pháp đều được Nhà nước bảo hộ không bị quốc hữu, nhưng nếu tịch thu đất lại thu luôn tài sản đầu tư trên đất, như vậy là trái với quy định. Chủ đầu tư có thể vi phạm là chưa đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ, nhưng tài sản được hình thành là hợp pháp.

“Chúng ta xử lý các dự án “treo” bằng biện pháp tài chính và thuế, có thể ra một mức phạt rất nặng, ví dụ cứ để đất chậm 1 năm không sử dụng bị phạt bằng 30% tiền sử dụng đất phải nộp. Đây là quy định để nhà đầu tư có trách nhiệm cao hơn trong việc triển khai đầu tư sử dụng đất, khi chủ đầu tư không có khả năng đầu tư phải tìm cách chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác” – GS Võ nói.

Đến bao giờ Hà Nội xử lý được dự án treo? - Ảnh 2.

Hàng trăm dự án "treo" đang lãng phí nguồn lực về đất đai.


Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, Hà Nội rà soát, xử lý hàng loạt dự án ôm đất suốt nhiều năm, nhưng chủ đầu tư vẫn không triển khai là điều nên làm sớm. Tuy nhiên, Hà Nội cần có sẵn đáp án cho bài toán sau thu hồi hoặc quyết định hủy bỏ các dự án “ôm đất” gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.

“Cần có kế hoạch rõ ràng trong việc thu hồi các dự án, xử lý các dự án vi phạm, đưa ra được danh mục đầu tư sử dụng khi thu hồi các đất các dự án. Tránh trường hợp thu hồi đất xong lại để nhiều năm không sử dụng sẽ tiếp tục gây lãng phí nguồn tài nguyên đất” – TS Liêm cảnh báo.

Dự án “treo” là câu chuyện không mới của Hà Nội nhưng vẫn đang tồn tại gây bức xúc trong xã hội. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp thế nhưng trong báo cáo số liệu thống kê các vi phạm về đất đai là dự án chậm tiến độ, bỏ hoang lại “sót” 172 dự án. Các dự án “treo” được bổ sung dựa trên báo cáo của các quận huyện và đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố đưa ra. Dư luận xã hội có quyền đặt câu hỏi về sự tích cực của đơn vị quản lý trực tiếp về đất đai?

Cần có chế tài đủ mạnh, hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng để có thể sớm xóa được các dự án bỏ hoang, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai quý giá.

Hoài Lam (VOV.VN)

Gửi bình luận

Năm 2024: 10 người giàu nhất thế giới gồm những ai?

Năm 2024: 10 người giàu nhất thế giới gồm những ai?

Doanh nhân 14:00

Mark Zuckerberg - ông chủ Meta Platforms quay lại top 10 giàu nhất thế giới, bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như Bernard Arnault và Elon Musk, sau 3 năm vắng bóng. Năm 2024 này, Việt Nam cũng có 6 người trong danh sách người giàu thế giới.

Từ kinh nghiệm của 9X sở hữu căn hộ đầu tiên sẽ là nơi Gen Z chạm đến ước mơ

Từ kinh nghiệm của 9X sở hữu căn hộ đầu tiên sẽ là nơi Gen Z chạm đến ước mơ

Thị trường 13:58

"Khi mua căn hộ đầu tiên mình đã không biết rằng đây sẽ là nơi bắt đầu cho cuộc sống mà mình mơ ước: Được làm điều mình thích, tạo ra thu nhập ổn định và sở hữu căn nhà đầu tiên có sắc màu riêng biệt - nơi an lý tưởng", chị H.Y.O (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Cổ phiếu BASF có đang bị định giá thấp?

Cổ phiếu BASF có đang bị định giá thấp?

Tài chính 15:42

Mặc dù xếp hạng Zacks nhấn mạnh vào ước tính lợi nhuận và điều chỉnh ước tính để tìm kiếm những cổ phiếu mạnh, nhưng chuyên trang này cũng hiểu rằng, nhà đầu tư có xu hướng phát triển chiến lược riêng của mình.

Đầu tư hiệu quả cùng chuyên gia First Option

Đầu tư hiệu quả cùng chuyên gia First Option

Tài chính 15:41

Cùng chuyên gia First Option tìm hiểu và phân tích đầu tư vào cổ phiếu là một trong những phương pháp phổ biến để tạo ra lợi nhuận dài hạn từ thị trường tài chính.

Hợp tác mở ngành mới Business Analytics dành cho sinh viên yêu thích dữ liệu

Hợp tác mở ngành mới Business Analytics dành cho sinh viên yêu thích dữ liệu

Số hóa 09:48

(NLĐO)- ĐH Kinh tế TP HCM vừa ký kết hợp tác mở rộng với ĐH Deakin (Úc) thống nhất mở thêm ngành đào tạo mới Business Analytics dành cho sinh viên Deakin Global Pathways yêu thích dữ liệu, công nghệ và kinh doanh.

Hành trình cùng Soho Markets biến "tay mơ" thành nhà đầu tư chứng khoán thành công

Hành trình cùng Soho Markets biến "tay mơ" thành nhà đầu tư chứng khoán thành công

Tài chính 17:08

Tôi là Vũ - cậu thanh niên 26 tuổi đang chập chững tìm hiểu một phương thức đầu tư cho riêng mình, nhằm mục đích gia tăng tài chính cá nhân. Cũng giống như nhiều người khác, với tâm lý lo lắng, hoang mang tôi không biết bắt đầu tìm hiểu từ đâu.

Những lưu ý khi thi công cửa kính cường lực và vách kính văn phòng

Những lưu ý khi thi công cửa kính cường lực và vách kính văn phòng

Vật tư 15:35

Cửa kính cường lực và vách kính văn phòng ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Sau đây là những lưu ý khi thi công vách kính văn phòng.

Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu được hé lộ bởi chuyên gia Trust Markets

Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu được hé lộ bởi chuyên gia Trust Markets

Tài chính 14:08

Thị trường cổ phiếu luôn là một nguồn đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ cách sinh lời trên thị trường này hiệu quả.

Nữ 9x sở hữu 3 căn hộ cho thuê khuyên Gen Z "nên mua nhà sớm!"

Nữ 9x sở hữu 3 căn hộ cho thuê khuyên Gen Z "nên mua nhà sớm!"

Thị trường 11:27

Chỉ trong 2 năm đã sở hữu cho mình 3 căn hộ cho thuê, chị Oanh nhắn nhủ các bạn trẻ hãy mạnh dạn mua nhà sớm và cho thuê là giải pháp hay cho bài toán làm sao để mua được nhà.

Cùng chuyên gia CapHouse khám phá bí mật thành công của các nhà đầu tư

Cùng chuyên gia CapHouse khám phá bí mật thành công của các nhà đầu tư

Tài chính 20:36

Trên hành trình đầu tư tài chính đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức, có kinh nghiệm và phương pháp đầu tư bài bản. Để rút ngắn thời gian thành công trong đầu tư tài chính, các nhà đầu tư mới bắt đầu nên học hỏi các nhà đầu tư đi trước. Cùng CapHouse tham khảo 4 bí quyết sau:

XEM THÊM