HoREA kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013

Thứ sáu, 08/06/2018 10:14

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên – Môi trường nhằm đề xuất sửa đổi Luật Đất đai 2013 về giá đất.

Theo HoREA, tài chính đất đai là vấn đề rất lớn, rất quan trọng trong pháp luật đất đai, trong đó có vấn đề xác định giá đất.

Nguồn thu từ đất chiếm khoảng trên dưới 10% ngân sách địa phương, và là nguồn thu rất quan trọng của các tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Nhưng hiện nay, trong quá trình thực thi pháp luật đất đai, có hiện tượng nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai còn bị thất thu trong  nhiều hoạt động.

Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Cụ thể, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc "giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường"; Quy định giá đất theo "bảng giá đất" và "giá đất cụ thể". Mỗi loại giá đất được quy định trường hợp áp dụng khác nhau, phục vụ cho đối tượng khác nhau (liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi).

Chính phủ cũng đã ban hành khung giá đất 5 năm 1 lần và các địa phương được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

HoREA kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013 - Ảnh 1.

Luật Đất đai 2013 đã bộc lộ 1 số hạn chế.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá đất trong bảng giá đất ở các địa phương được quy định thấp hơn so với giá đất phổ biến trên thị trường khoảng 30 - 50%.

Chẳng hạn, quy định giá đất tối đa tại TP HCM (đô thị đặc biệt) là 162 triệu đồng/m2. TP HCM đã xác định bảng giá đất 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) mức cao nhất, tính theo công thức:  162 triệu đồng/m2 + (162 x 30%) = 210,6 triệu đồng/m2.

Thậm chí, kể cả khi TP thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất từ 1,2 lên 2,1 (vào đầu năm 2018) thì giá đất tại các con phố này cũng chỉ là: 210,6 triệu đồng x 2,1 = 442,26 triệu đồng/m2, thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường hơn 1 tỷ đồng/m2 tại khu vực này.

Ngoài ra, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014/NĐ-CP, công tác xác định "giá đất cụ thể", thẩm định "giá đất cụ thể" được phân chia cho hai sở (hai đầu mối): Sở Tài nguyên - Môi trường lập kế hoạch định "giá đất cụ thể" và tổ chức thực hiện việc xác định "giá đất cụ thể"; Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh để thẩm định phương án giá đất.

Theo HoREA, cơ chế này đã dẫn đến quy trình hành chính xác định "giá đất cụ thể" để tính tiền sử dụng đất thiếu tính minh bạch, thiếu tính liên thông, có sơ hở tạo ra cơ chế "xin - cho".

Trong 5 phương pháp định giá đất của Nghị định 44/2014/NĐ-CP, thì theo HoREA có đến 4 phương pháp là: so sánh trực tiếp; chiết trừ; thu nhập; thặng dư cho kết quả có sự chênh lệch. Đặc biệt, với các khu đất ở, thương mại, dịch vụ...

Công tác xác định giá đất, thẩm định giá đất thiếu tính chính xác, thiếu độ tin cậy, dễ dẫn đến vận dụng tùy tiện và dễ phát sinh tiêu cực dẫn đến việc "bắt tay, thỏa thuận ngầm, cưa đôi, cưa ba";

"Việc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể trên cơ sở cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất rồi trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét đến nay không còn phù hợp với định hướng phân cấp và giao thẩm quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là theo quy định hiện nay thì nguồn thu từ đất thuộc về ngân sách địa phương", HoREA phản ánh.

Trước những bất cập nêu trên, Hiệp hội đã đề xuất bỏ quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần" tại Điều 113, Luật Đất đai; và sửa đổi Điều 114, Luật Đất đai giao thẩm quyền cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành "bảng giá đất và giá đất cụ thể", đảm bảo "giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường" và phù hợp với thực tế tình hình của địa phương.

Bên cạnh đó là xem xét đề xuất của UBND TP HCM về việc bỏ hẳn khái niệm "tiền sử dụng đất" mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất.

Theo HoREA, điều này sẽ đảm bảo vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.

Ngoài ra, HoREA còn đề nghị bổ sung Điều 108, Luật Đất đai 2013 để bổ sung quy định "Thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, với mức thu bằng 15% (hoặc tỷ lệ khác) bảng giá đất (bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất k) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành" để đảm bảo công tác tính tiền sử dụng đất được minh bạch, loại trừ tiêu cực, nhũng nhiễu và cơ chế "xin - cho".

Minh Nghĩa

Gửi bình luận

Lớp phủ kính giúp giảm nhiệt và tiết kiệm năng lượng

Lớp phủ kính giúp giảm nhiệt và tiết kiệm năng lượng

Vật tư 07:04

Lớp phủ không chỉ làm giảm nhiệt độ phòng mà còn giảm mức tiêu thụ năng lượng liên quan đến làm mát, bất kể thời điểm và thời tiết.

Gamuda Land "tung" dự án hàng hiếm tại Bình Chánh

Gamuda Land "tung" dự án hàng hiếm tại Bình Chánh

Dự án 17:41

Gamuda Land chính thức "tung" dự án The Meadow- dự án nhà ở thấp tầng thuộc dạng hiếm tại Bình Chánh - TP HCM chỉ với 212 căn nhà phố, biệt thự trên diện tích 5ha.

CHINT ra mắt bao mì mới và mở rộng thời gian bảo hành

CHINT ra mắt bao mì mới và mở rộng thời gian bảo hành

Vật tư 11:51

CHINT, công ty toàn cầu dẫn đầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam.

Allianz ngăn thêm 29% số vụ gian lận và tuyên bố hợp tác với Clearspeed

Allianz ngăn thêm 29% số vụ gian lận và tuyên bố hợp tác với Clearspeed

Tài chính 11:50

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm cá nhân của Allianz đã cho biết việc ngăn chặn các hành vi gian lận trong năm 2023 đã tăng 29% so với năm trước.

Tập đoàn Khang Điền lần thứ 7 liên tiếp đạt top 10 chủ đầu tư bất động sản

Tập đoàn Khang Điền lần thứ 7 liên tiếp đạt top 10 chủ đầu tư bất động sản

Doanh nhân 09:48

Ngày 24-4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, TP Hà Nội, Tập đoàn Khang Điền (KDH) đã vinh dự đạt “Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản năm 2024” do Vietnam Report cùng Báo Vietnamnet tổ chức.

Kết nối giao thương dành cho doanh nhân khởi nghiệp

Kết nối giao thương dành cho doanh nhân khởi nghiệp

Doanh nhân 06:35

Đây là chương trình kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm dành cho doanh nhân khởi nghiệp chủ đề " Chuỗi Cà phê doanh nhân Business và Library do Hội doanh nhân trẻ TP HCM tổ chức.

Fami năm thứ 2 đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Fami năm thứ 2 đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Doanh nhân 08:42

Tháng 4-2024, nhãn hàng sữa đậu nành Fami của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái” của Đài PT-TH Vĩnh Long, nhằm trao “Muôn điều nhân ái, trăm phần yêu thương” giúp đỡ cho các gia đình nghèo ở khắp các tỉnh, thành Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thanh toán 20% đến khi nhận nhà, Phú Đông SkyOne tạo giải pháp để người trẻ sớm an cư

Thanh toán 20% đến khi nhận nhà, Phú Đông SkyOne tạo giải pháp để người trẻ sớm an cư

Dự án 22:04

Với khoản tích lũy 300 triệu thanh toán trong 2 năm, những năm sau an nhàn trả góp tương đương chi phí thuê nhà mỗi tháng, khách hàng đã có thể sở hữu ngay căn hộ chất lượng cao cấp giữa trung tâm TP. Dĩ An.

Continental và kế hoạch tinh giảm, tiết kiệm chi phí

Continental và kế hoạch tinh giảm, tiết kiệm chi phí

Doanh nhân 18:20

Được thành lập vào năm 1871, Continental là 1 trong 10 công ty phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới, cùng với Bosch, Denso, ZF và Magna. Đây cũng là một trong ba công ty dẫn đầu thị trường lốp xe toàn cầu theo doanh thu bán hàng.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

Doanh nhân 10:35

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (Vietnam Traders Arbitration Centre “VTA”) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Châu Á Bắc Hải (Beihai Asia International Arbitration Centre “BAIAC”).

XEM THÊM