xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng nổ M&A trong và sau đại dịch Covid-19

Sơn Nhung

Sau những mất mát do đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp (DN) trong nước thuộc nhiều lĩnh vực như du lịch, khách sạn, hàng không, bán lẻ... đã tìm cách "vá vết thương" thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). Dự báo các hoạt động sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2022 với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đó là nhận định chung của các diễn giả trong và ngoài nước khi phát biểu tại Diễn đàn M&A với chủ đề "Cơ hội trong thị trường bùng nổ" do Báo Đầu tư tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào ngày 9-12 qua hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết năm 2021, dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả dòng vốn đầu tư thông qua M&A, vẫn tăng trưởng. Đến cuối tháng 11-2021, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỉ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 4,4 tỉ USD.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, cho hay bất chấp đại dịch, quy mô các thương vụ M&A ở Việt Nam vẫn tăng mạnh, đạt tới 8,8 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2021, tăng 18% so với năm 2020. Trong đó, 58% tổng giá trị các thương vụ đến từ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản và tài chính. Đặc biệt, chỉ riêng tháng 10, tháng đầu tiên các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, có hơn 500 thương vụ được công bố. Nhiều thương vụ do các DN lớn trong nước như Vingroup, Masan, Novaland, Hòa Phát, Vinamilk... thực hiện với tổng giá trị lên tới 1,6 tỉ USD. Điều này cho thấy giá trị giao dịch ngày càng tăng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trong năm 2021 còn có một số thương vụ M&A đình đám với giá trị hàng tỉ USD giữa các DN trong và ngoài nước như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF) - công ty con thuộc tập đoàn tài chính SMBC Group của Nhật Bản; Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) cùng quỹ đầu tư Baring Private Equity Asia đã rót 400 triệu USD vào The CrownX, công ty quản lý phần vốn góp của Tập đoàn Masan Group tại Công ty Masan Consumer Holdings. Hay sàn thương mại điện tử Tiki gọi được 258 triệu USD trong vòng đầu tư từ AIA Insurance Inc, trong bối cảnh Tiki muốn mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và lên kế hoạch thực hiện IPO tại Mỹ trong thời gian tới. Bamboo Capital cũng tham gia mua hơn 80,64% cổ phần Công ty Bảo hiểm AAA từ phía Tập đoàn Bảo hiểm Úc IAG (IAG)...

Về triển vọng của các hoạt động M&A trong thời gian tới, ông Lê Khánh Lâm, Chủ tịch RSM Việt Nam, cho rằng sau đại dịch, ngành du lịch, hàng không, bán lẻ đã thiệt hại nặng nề. Chính vì vậy mà năm 2022, DN trong các lĩnh vực này cần "vá" lại tổn thất trên bảng cân đối kế toán thông qua việc tìm các nguồn vốn đầu tư. Đây là cơ hội để các hoạt động M&A diễn ra sôi động hơn. Theo ông Lâm, thực tế nhiều dòng vốn từ nội địa và quốc tế đang tìm đường đổ vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu này.

Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch Công ty Luật VILAF, cũng nhận định hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng, xu hướng M&A sẽ gia tăng. "Cá nhân tôi khả quan và lạc quan về năm 2022 và qua trao đổi, tôi nhận thấy các nhà đầu tư cũng lạc quan về điều này. 2022 được xem là năm sức bật cho Việt Nam. Vì các DN Việt Nam cũng như DN FDI ở Việt Nam cũng đã thích ứng rất nhanh đối với những biến chuyển của dịch bệnh và dần chuyển động nhanh" - bà Duyên cho biết thêm.

Theo bà Duyên, chính việc đẩy mạnh số hóa của DN đã giúp các nhà làm chính sách của Việt Nam cũng như DN sớm vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Số hóa cũng đẩy mạnh hoạt động M&A trong thời gian qua và sắp tới. Mức độ tăng trưởng các thương vụ M&A sẽ sôi động hơn trong năm 2022. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do đã ký cũng sẽ có hiệu lực đầu năm 2022 sẽ thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, tinh gọn các quy trình về hải quan..., giúp cải thiện khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo