xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông chủ TMA đổ tiền vào "chất xám”

Bài và ảnh: THANH NHÂN

Gặp chúng tôi một chiều cuối năm 2020, TS Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Tường Minh - TMA Solutions (gọi tắt TMA), hào hứng cho biết năm 2020, TMA vinh dự đón nhận 3 danh hiệu cao quý từ Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam VINASA

Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, Top 10 doanh nghiệp Fintech, Top 10 doanh nghiệp AI-IoT.

Ông chủ TMA đổ tiền vào chất xám” - Ảnh 1.

TS Nguyễn Hữu Lệ (giữa) đã gầy dựng TMA Solutions thành một công ty hàng đầu về công nghệ viễn thông ở Việt Nam

Ghi tên Việt Nam. Ông Lệ nhớ lại những năm đầu tham gia thị trường, trong suy nghĩ của giới khoa học công nghệ nước ngoài, Việt Nam chỉ là một đất nước nông nghiệp vừa đi qua chiến tranh. Nhờ vào những mối quan hệ trước đó của cá nhân ông (trước khi về TMA, ông là Phó Tổng Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Nortel - một tập đoàn công nghệ lớn ở Canada), TMA ký được một số hợp đồng gia công đơn giản. Những hợp đồng "nặng ký" hơn dần đến sau đó.

Năm 2005 đánh dấu cột mốc quan trọng khi TMA thực hiện thành công những đề án lớn cho Nortel, giúp tên tuổi TMA được biết đến trong giới công nghệ thế giới. Từ năm 2010 trở về sau, những thương hiệu viễn thông lớn như Alcatel-Lucent, Avaya, Genband, NTT Data, Hitachi… lần lượt trở thành khách hàng của TMA. "Cái nhìn của thế giới đối với doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Ngày trước họ xem mình như thợ, giao gì làm nấy, còn giờ họ xác định mình là đối tác lớn, muốn mình tham gia ngay từ đầu, cùng chứng minh tính khả thi của một ý tưởng mới. Hoặc trước đây, họ chỉ giao một phần dự án, giờ thì giao trọn gói. Có thể nói, TMA đã chuyển dịch mạnh mẽ từ gia công phần mềm sang đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu và phát triển (R&D)" - Chủ tịch TMA tự hào.

Thông qua những hợp đồng làm ăn, những giao tiếp hằng ngày, ròng rã mấy chục năm nay, ông Lệ đã tích cực quảng bá hình ảnh, trí tuệ và năng lực của con người Việt Nam ra khắp thế giới. Còn ở trong nước, kinh nghiệm quốc tế, uy tín cá nhân lẫn uy tín doanh nghiệp , sự nhiệt huyết và cống hiến không ngừng nghỉ của ông đã tạo nguồn cảm hứng cho cộng đồng phần mềm Việt Nam tự tin cạnh tranh trên sân chơi lớn toàn cầu.

Nói về thành công của TMA, ông Lệ phân tích: TMA khởi đầu là làm thuê và học nghề, vận dụng những kiến thức học được trong quá trình làm thuê phát triển thành công ty sáng tạo với nền tảng cốt lõi là R&D. Vì vậy, TMA không đứng ngoài bất kỳ xu hướng công nghệ mới nổi nào trên thế giới.

Đầu tư con người. Nói về kế hoạch mang chất xám trở về miền Trung mà TMA đang theo đuổi, ông Nguyễn Hữu Lệ cho biết 20 năm trước, khi quay về Việt Nam khởi nghiệp, ông đã quyết định đầu tư vào chất xám. Bây giờ, ông vẫn chọn đổ vốn vào nguồn lực chất xám vì không đầu tư vào đâu "ngon" hơn.

Ông Lệ giải thích "ngon" ở đây là đầu tư vào con người sẽ mang lại giá trị lớn hơn nhiều lần cho xã hội, vốn đầu tư tương đối thấp, nguồn cung không giới hạn và có thể làm ra tiền. 20 năm trước ngành công nghệ tương đối mới mẻ, cung nhiều - cầu ít còn giờ ngược lại, cung không đủ đáp ứng cầu. Vậy nên năm 2018, ông chọn mảnh đất miền Trung để "khởi nghiệp" lần 2 bằng dự án Công viên sáng tạo TMA rộng 15 ha tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ông hy vọng dự án này sẽ mở ra cơ hội cho những người con xa quê trở về góp sức xây dựng, phát triển quê hương. Thực tế đã có một số kỹ sư quay về đầu quân cho Công viên sáng tạo TMA ở Bình Định. "Tại đây chúng tôi đã có 120 kỹ sư đang làm việc. Mục tiêu đến cuối năm 2021 có 250 kỹ sư, cuối năm 2022 sẽ tăng lên 500 kỹ sư" - ông Lệ lạc quan.

Kinh doanh không chỉ vì tiền. Ông Lệ khẳng định kinh doanh không chỉ có tiền, vì tiền mà là nghĩ lớn và làm lớn, làm được điều gì đó để lại cho đời, để trả ơn đời, trả ơn những người bạn lớn trong đời. "Trước hết, tôi muốn là một người biết ơn. Tôi biết ơn vì được sinh ra là người Việt Nam, được trở về và làm nhiều chuyện cho xã hội, con người Việt Nam sau 33 năm bôn ba xứ người" - ông tâm sự.

Chính lòng biết ơn luôn là nền tảng giúp ông và đội ngũ cộng sự giữ cho TMA trụ vững, lớn mạnh. "Lòng biết ơn, sự tử tế là những giá trị cốt lõi luôn được chúng tôi nuôi dưỡng, thể hiện qua chính sách lao động, chiêu mộ và sử dụng người tài, tạo môi trường làm việc, sáng tạo… Với người lãnh đạo, đó còn là việc áp dụng chữ tâm, chữ đức vào mọi quyết định, mọi mối quan hệ" - ông chia sẻ thêm.

Cũng chính vì lòng biết ơn này, 10 năm trước, TMA đã được thành lập Trung tâm Thực tập sinh viên (Student Development Center) chuyên đào tạo những môn kỹ thuật đặc thù không có dạy ở trường hoặc đào tạo kỹ năng "mềm" như cách ăn nói, tranh luận đặc biệt bằng tiếng Anh, hướng dẫn kỹ năng làm việc nhóm. Trung tâm đang hợp tác với khoảng 10 trường đại học để đào tạo thực hành cho sinh viên. Trung tâm cũng làm nhiệm vụ lọc nhân sự đầu vào cho TMA. Rất nhiều sinh viên sau khi được đào tạo tại trung tâm đã trở thành nhân viên làm việc bán thời gian rồi nhân viên chính thức, gắn bó dài lâu.

"Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu chưa thể phục hồi, bản thân TMA và các đối tác lớn dù chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng chúng tôi cũng chủ động các kế hoạch ứng phó. Trong mọi hoàn cảnh vẫn phải lo chu toàn cho nồi cơm của tất cả anh chị em nhân viên và không ngừng sáng tạo để vươn lên" - ông Lệ nói chắc.

TMA khởi đầu là làm thuê và học nghề, vận dụng những

kiến thức học được trong quá trình làm thuê để phát triển

thành công ty sáng tạo với

nền tảng cốt lõi là R&D.

Nhìn xa trông rộng

TMA thành lập năm 1997 chỉ với 6 thành viên, hoạt động chính là kinh doanh các dịch vụ liên quan đến phát triển phần mềm.

Đến năm 2020, TMA có tổng cộng 2.700 nhân sự, trong đó 2.500 người là kỹ sư. Ngoài các cơ sở ở TP HCM, dự án tại Bình Định (quê hương của ông Nguyễn Hữu Lệ), công ty này có văn phòng đại diện ở Canada, Mỹ, Nhật, châu Âu, Úc và Singapore.

Trả lời câu hỏi về định hướng tương lai TMA, ông Lệ cho biết đang có nhiều dự án tại Công viên Sáng tạo Bình Định mà thời gian "thu hoạch" phải là 15-20 năm nữa. "20 năm phải chăng là quãng đường quá xa đối với người đã ở độ tuổi "cổ lai hy"? - tôi dè dặt hỏi. "Ờ thì tôi đã xấp xỉ 70, già rồi, nên từ 5 năm trước đã bắt đầu xây dựng đội ngũ kế thừa là 12 cán bộ nòng cốt, có thể thay tôi lo liệu các mảng hoạt động của công ty. Tâm nguyện của tôi là sống thêm 30 năm nữa, không chỉ để chứng kiến chặng đường tương lai của TMA mà quan trọng hơn là để tổ chức sinh nhật lần thứ 100 cho bà xã. Cô ấy là Bùi Ngọc Anh - người sáng lập TMA" - ông Lệ hóm hỉnh nói, đôi mắt ánh lên nét cười rất trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo