Ảnh minh họa
Cụ thể, hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS vẫn còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư, dẫn đến tình trạng thủ tục đầu tư dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường BĐS. Cơ cấu hàng hóa BĐS vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường: nguồn cung nhà ở trung, cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế…
Do đó, sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; nghiên cứu, trình ban hành và triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, ổn định và cân đối cung cầu nhà ở góp phần ổn định thị trường BĐS.
Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát vướng mắc, hoàn thiện pháp luật về đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh BĐS; Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đất đai, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, tạo thuận lợi trong thủ tục giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất; Bộ Tài chính cần theo sát hơn nữa diễn biến thị trường phát hành trái phiếu DN lĩnh vực BĐS nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường BĐS phát triển một cách ổn định và lành mạnh; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh BĐS.