“Sóng ngầm” bất động sản Hồ Tràm

21/12/2020 16:28 GMT+7

Khoảng 1 năm trở lại đây, cùng với quá trình triển khai các tuyến cao tốc, sân bay xung quanh, Hồ Tràm đang trở thành đại công trường bất động sản nghỉ dưỡng. Làn sóng gom đất trong khu vực cũng bắt đầu nhen nhóm.


“Sóng ngầm” bất động sản Hồ Tràm - Ảnh 1.

Hồ Tràm đang trở thành đại công trường bất động sản nghỉ dưỡng.


Sở hữu bờ biển đẹp trải dài, hoang sơ, khí hậu ôn hòa, ấm áp, Hồ Tràm còn hội tụ đủ điều kiện để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của du khách nhờ vào kết nối hạ tầng ngày càng thuận tiện. Có thể kể đến các dự án đường cao tốc, sân bay, cảng biển và tuyến đường biển Vũng Tàu, Bình Châu - Lagi…

Thời cơ cho Hồ Tràm cất cánh

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vừa trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, gồm hai dự án thành phần, với tổng chiều dài 62,8km. Trong đó, dự án thành phần 1 có tổng mức đầu tư là hơn 12.300 tỷ đồng và dự kiến khởi công từ năm 2021. Khi đi vào hoạt động, cao tốc này sẽ giúp kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và Hồ Tràm nói riêng với vùng Đông Nam bộ.

Về phía Tây, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình xây dựng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2021, cao tốc giúp kết nối Hồ Tràm với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà không đi qua Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó giảm tải cho cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành và đón luồng khách nội địa từ khu vực Tây Nam bộ.

Một hạ tầng giao thông khác được đánh giá sẽ là đòn bẩy quan trọng cho du lịch trong tương lai là sân bay quốc tế Long Thành cũng vừa chốt thời gian bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công trong quý II/2021. Khi đi vào vận hành, sân bay này sẽ tạo cơ hội cho vùng biển phía Nam tiếp cận với lượng khách dồi dào, lên đến 25 triệu lượt mỗi năm.

Ngoài ra, loạt siêu dự án cũng đang trong quá trình quy hoạch, góp phần hiện đại hóa bộ mặt hạ tầng giao thông liên vùng của tỉnh như đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Xuyên Á, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu...

Tỉnh cũng nghiên cứu kế hoạch mở rộng toàn tuyến và điều chỉnh tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Xuyên Mộc. Dự kiến, tuyến đường ven biển sẽ mở rộng từ hiện trạng 12m lên đến 42m, góp phần quan trọng phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng lớn, tạo ra những cơ hội cho hàng loạt dự án nghỉ dưỡng phát triển.

Có thể kể tên các thương hiệu khách sạn, resort đã đi vào vận hành như The Grand Ho Tram Strip, Sanctuary, Melia Ho Tram, Carmelina… và nhiều dự án tên tuổi khác đang được triển khai như loạt dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí quy mô lớn đến từ các đại gia bất động sản của Việt Nam hiện nay như Novaland, Hưng Thịnh, Phát Đạt… Trong đó, Novaland đang tập trung đầu tư chuỗi dự án, với tâm điểm Tổ hợp Du lịch Nghỉ dưỡng Giải trí NovaWorld Ho Tram,với quy mô lên đến 1.000ha, chia làm hơn 10 phân kỳ.

Các chuyên gia nghiên cứu thị trường nhận định trong khoảng 3 năm tới đây, khi nhiều dự án resort và khách sạn cao cấp đi vào hoạt động, Hồ Tràm sẽ trở thành thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam.

Làn sóng gom đất chờ thời

Theo báo cáo của Savills Hotels, Hồ Tràm đứng đầu về tỷ trọng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng hoạt động trở lại sau khi dịch Covid-19 tại Việt Nam được khống chế cơ bản. Công suất cho thuê, tỷ lệ lấp đầy phòng tại các khách sạn, resort trong khu vực trên 80%, riêng loại hình lưu trú cao cấp luôn đạt 100% công suất thuê cuối tuần.

Những con số này thực sự là mơ ước cho những thị trường du lịch đã có nhiều năm phát triển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Điều này cũng phần nào cho thấy tiềm năng khai thác du lịch cực lớn của Hồ Tràm.

Đặc biệt, khi 3 bệ phóng: Đường cao tốc, hàng không và đại công trường các dự án nghỉ dưỡng đi vào vận hành thì đây sẽ là điểm nóng du lịch của cả nước cũng như quốc tế.

Bên cạnh làn sóng đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng của các tập đoàn lớn, hiện tượng nhà đầu tư cá nhân gom đất ven Hồ Tràm cũng bắt đầu nhen nhóm thời gian gần đây.

Điều này cũng tương tự như thị trường bất động sản Phú Quốc khoảng 5 năm trước đây. Khi hòn đảo này trở thành đại công trường các dự án du lịch nghỉ dưỡng thì chỉ 3 năm sau giá đất thổ cư ở thị trấn Dương Đông đã tăng gấp 10 lần.

Những nhà đầu tư hưởng lợi nhiều nhất là người tham gia đúng "thời điểm vàng", khi Phú Quốc bắt đầu thành "đại công trường".

“Sóng ngầm” bất động sản Hồ Tràm - Ảnh 2.

Câu chuyện gom đất Phú Quốc khoảng 5 năm trước đây đang lặp lại ở Hồ Tràm.

Theo nhận định của giới bất động sản, không ngạc nhiên khi đa phần khách hàng săn lung đất Hồ Tràm đến từ phía Bắc. Họ là những người đã thắng lớn ở Phú Quốc từ sóng đầu năm 2015. Kịch bản đó sẽ chỉ diễn ra ở những vị trí tiềm năng lớn và bắt đầu đặt lên bệ phóng phát triển. Cơ hội vàng này sẽ không lặp lại lần 2 ở một thị trường, khi nó đã vào giao đoạn bão hòa. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về pháp lý phải có sổ đỏ thổ cư, tránh những rủi ro trong quá trình làm thủ tục.Không phủ nhận tiềm năng tăng giá của đất ven Hồ Tràm, nhưng để mua được lô đất vừa ý không phải điều đơn giản. Theo các chuyên gia, theo quy hoạch quỹ đất đẹp ven biển hầu như là đất thương mại, dịch vụ để làm dự án du lịch, nghỉ dưỡng. 

Quỹ đất này hầu như đã có chủ. Nhà đầu tư cá nhân thường tìm mua đất của dân, đa phần là đất nông nghiệp. Toàn khu vực chỉ có dự án đất nền mới nhất là Hồ Tràm Eco Villas, ngay mặt tiền tuyến đường ven biển nối Long Hải và Hồ Tràm. Với mức giá chỉ khoảng 14 triệu/m2, dự án này được đánh giá sẽ có khả năng tăng giá nhảy vọt, nếu so với đất mặt tiền biển tại Đà Nẵng khoảng 250 triệu/m2; mặt tiền biển Nha Trang 210 triệu/m2, mặt tiền biển Phan Thiết khoảng 60 triệu/m2.