Tại diễn đàn Houze day 2020 với chủ đề "Bất động sản chuyển đổi số nhanh - Kiến tạo tương tương lai" do Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Công ty Cổ phần Houze Group vừa tổ chức tại TP HCM, các chuyên gia đã chỉ ra yếu tố "sống còn" của các doanh nghiệp, cá nhân nếu không ứng dụng, chuyển đổi số nhanh. Nhiều cơ hội nhưng lắm thách thức, đặc biệt là với lĩnh vực bất động sản, giá trị của sự liên kết các mô hình trong chuỗi cung ứng đối với thị trường và người dùng là rất quan trọng.
Cơ hội lớn
Tại diễn đàn, ông Phạm Lâm, nhà sáng lập hệ sinh thái Houze, đưa ra 1 số dữ liệu cho thấy cơ hội lớn và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, như hiện nay Việt Nam có 68 triệu người Việt Nam dùng internet, dự kiến năm 2023 sẽ là 75 triệu người dùng. Quan trọng là 90% người dùng đều xài điện thoại di động, điện thoại thông minh.
Đặc biệt, ông Lâm đã dẫn dắt câu chuyện vì sao vốn hoá của Công ty Airbnb, một doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản, đã vượt 100 tỉ USD, cao hơn 3 chuỗi khách sạn lớn nhất Mỹ như Marriott, Hilton và Park Hyatt cộng lại để thấy rằng cơ hội rất lớn cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản và tầm quan trọng của nó.
Cũng với quan điểm này, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng Việt Nam đã chậm 5 năm về chuyển đổi số so các nước nhưng bối cảnh hiện tại đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội. Đó là ngay tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định vô cùng quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động chuyển đổi số, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán số, ngân hàng số… đó là việc ký quyết định cho phép định danh khách hàng trực tuyến (eKYC). Hay 2 tuần trước, VNPT đã công bố việc thí điểm nền tản 5G tại TP HCM và Hà Nội. Đồng thời tới đây, pháp lý dành cho Fintech sẽ được hoàn thiện…
Với lĩnh vực bất động sản, TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng việc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp bất động sản sẽ giúp giảm chi phí giao dịch và quản lý từ 30-80%. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận thị trường, thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác cũng như gia tăng cơ hội kinh doanh mới…
Thừa nhận yếu tố bức bách, cần thiết phải chuyển đổi, các chuyên gia tại diễn đàn đã cho rằng mức độ cạnh tranh khốc liệt về sự đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ chắc chắn sẽ diễn ra. Do đó, việc tạo lập hệ sinh thái được xem là nước cờ chiến lược để gia tăng lợi thế cạnh tranh, tối ưu nguồn lực và chi phí trong việc nắm giữ người dùng. Thực tế này bắt buộc các doanh nghiệp phải tạo lập mối liên kết với những hệ sinh thái sẵn có hoặc thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại để tồn tại và phát triển.
Ông Phạm Lâm cho biết hệ sinh thái Houze do ông sáng lập sau 5 tháng ra mắt, House Map (thuộc Houze Group) đã có hơn 3.000 môi giới bất động sản sử dụng như một công cụ chuyên dụng để làm việc. Ứng dụng đã kết nối hơn 1.000 cơ hội kinh doanh triển vọng, thiết lập mục tiêu đến năm 2021 sẽ cán mốc 10.000 người nhà môi giới.
Trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, theo TS Cấn Văn Lực, tư duy của con người cực kỳ quan trọng. Chúng ta có muốn thay đổi hay không, rồi vấn đề khuôn khổ pháp lý, hệ sinh thái cũng như hệ thống tích hợp đa kênh rất quan trọng, để vừa tích hợp kênh giữa truyền thống và hiện đại cho hợp lý để khách hàng trải nghiệm tương đương nhau chứ không thể chỉ có một mà thì sẽ khó ổn.
"Con tàu 4.0 đang đi, không chờ ai, lên tàu để tạo lợi thế cạnh tranh và vị thế sớm hay đứng đó là do tư duy của mỗi doanh nghiệp", TS Lực nhận định.
Áp lực nhiều
Đang triển khai Houze tích hợp nhiều hệ sinh thái, ông Phạm Lâm đặt vấn đề về yếu tố hiểu khách hàng trong chuyển đổi số. Đó là một bài học mà học hoài cũng không dễ hiểu vì nhu cầu của khách hàng thay đổi mỗi ngày và ngày càng cao. "Tuy nhiên, khi cho ra đời ứng dụng nào đó thì chúng ta phải tìm cách làm cho cho khách hàng trải nghiệm lớn hơn, giải quyết được bài toán chi phí để đáp ứng nhanh nhu cầu cầu thay đổi hành vi của người dùng", ông Lâm nói.
Một chuyên gia công nghệ chia sẻ thêm, hiện tại, có một áp lực vô cùng lớn để doanh nghiệp chuyển đổi số đó là mức độ cạnh tranh về nhân lực, bởi nhân lực chất lượng thực sự đang thiếu nhưng không thể muốn là đáp ứng được ngay mà cần phải có thời gian đào tạo.
Một chuyên gia thừa nhận hiện nay, nhân sự giỏi cho công nghệ cực kỳ hiếm và đó là vấn đề nan giải. Một chuyên gia chia sẻ từng có chuyện lãnh đạo 7 ngân hàng ngồi với nhau và thừa nhận là các nhân sự cấp cao về công nghệ cứ chạy qua chạy lại giữa các ngân hàng với nhau, nhưng đặt câu hỏi có cấm được không, rõ ràng là không thể bởi vì vấn đề nhân sự nó đã thuộc về cơ chế thị trường.
Houze Day 2020 thu hút hơn 500 khách tham dự
Chưa kể, Giám đốc VinaCapital Ventures, ông Hoàng Đức Trung, cũng nhìn nhận đa phần công nghệ số của Việt Nam không có công nghệ nguồn mà phải copy, đem mô hình thành công ở đâu đó và nội địa hoá nó. Nhưng cơ hội cũng đang rất nhiều, chính những thứ còn bất cập ở Việt Nam hiện nay cũng đang là cơ hội triển khai giải pháp rất tốt cho các ứng dụng công nghệ. Ví dụ như logistic còn lùng nhùng, tốn kém chi phí hay các dịch vụ liên quan giao dịch bất động sản chưa hoàn thiện.
"Nếu thiếu nhân sự thì phải thuê, nhưng dù thuê thì có chiến lược đó phải thuộc sở hữu của doan nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp phải biết, chứ nếu phó mặt cho tư vấn mà mình không hiểu rõ, không có sở hữu thì sản phẩm công nghệ đó sẽ không ứng dụng được, sẽ trở thành sản phẩm để trong ngăn kéo", TS Cấn Văn Lực nhìn nhận.
Các chuyên gia cũng đặt ra thách thức là khi đang trong giai đoạn còn chưa rõ, còn mù mờ thì chúng ta có nên "lao vào" chuyển đổi số liền chưa hay chúng ta cứ đi, đi tới đâu "sửa" tới đó. Các chuyên gia khẳng định doanh nghiệp phải kiểm soát bởi nếu đi mà không biết đi đâu thì tốn kém thời gian và vì thời gian là vàng nên muốn chuyển đổi số, chúng ta phải vừa chạy vừa xếp hàng kiểm soát nó để phát triển.
Ngoài ra, một trong những áp lực quan trọng của chuyển đổi số là dự liệu. Nếu có dự liệu tốt, cơ hội thành công lớn. Cũng bởi dữ liệu là tài sản quốc gia, của doanh nghiệp. Vậy nên các DN cho rằng cần xây dựng dữ liệu sạch, thông minh để có thể tạo ra giá trị chứ nếu không thì dễ biến thành bãi rác chứ không phải là tài sản.
Chọn 12-12 là ngày Houze (Houze Day), là sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của Houze Group nhằm công bố những kết quả đã đạt được cũng như sẽ công bố những giải pháp công nghệ mới, những dịch vụ kinh doanh mới và đưa ra các mục tiêu trong tương lai.
Ngoài House Map - Công nghệ dành cho môi giới bất động sản thì Houze Group còn có Houze Agent - Dịch vụ môi giới bất động sản trên nền tảng công nghệ số, với cách thức quản lý vận hành hoàn toàn mới - mô hình kinh doanh ma trận điểm. Tất cả các hoạt động của chuyên viên kinh doanh thuộc Houze Agent như: chấm công, học dự án, thực hiện các thủ tục giao dịch, quản lý hoạt động kinh doanh,... đều thông qua ứng dụng Houze Agent Pro. Từ đó, giúp tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả cho nhà môi giới bất động sản để thích ứng và phát triển nhanh bối cảnh chuyển đổi số.
Đặc biệt, Houze Invest - Giải pháp kết nối hiệu quả đầu tư cho cộng đồng trên nền tảng công nghệ số sẽ giúp các nhà đầu tư tiếp cận và lựa chọn cơ hội đầu tư tiềm năng, tỷ suất sinh lợi tốt và khả năng an toàn vốn cao với số vốn tự có linh hoạt, đa dạng. Đồng thời, kết nối các bên có nhu cầu vốn, có thể huy động được vốn đầu tư nhanh, gọn, hiệu quả để kịp thời đầu tư các cơ hội kinh doanh tiềm năng trên thị trường.
Với Houze Building - Nền tảng công nghệ quản lý và khai thác tòa nhà hiệu quả, chỉ trong vòng 3 tháng, với tỷ lệ cư dân cài ứng dụng Houze Building trên 84% số lượng căn hộ của các dự án, có hơn 15.000 lượt tương tác từ phía cư dân gửi đến đơn vị quản lý.