Tác động doanh nghiệp và cộng đồng: Gặp nhau ở đâu?

02/07/2018 15:05 GMT+7

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN, Hiệp hội Doanh nghiệp Canada tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam đồng tổ chức hội nghị "LÀM VIỆC TỐT THÌ TỐT CHO DOANH NGHIỆP" lần II, ngày 28-6 tại khách sạn Park Hyatt Sài Gòn.

Sự kiện đã chào đón hơn 270 người tham dự là lãnh đạo, quản lý cấp cao từ doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan ngoại giao nước ngoài, cơ quan nhà nước, học giả, báo đài, nhằm truyền cảm hứng cho quan hệ đối tác thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Tác động doanh nghiệp và cộng đồng: Gặp nhau ở đâu? - Ảnh 1.

Hội nghị năm nay tập trung thảo luận về những khía cạnh khác nhau của mô hình hợp tác tạo giá trị chung (creating shared value– CSV), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), và phát triển bền vững. Đặc biệt sự kiện thảo luận về hợp tác đa bên, giữa doanh nghiệp với các tổ chức cộng đồng và nhà nước nhằm tạo ra tác động tích cực đến xã hội, môi trường Việt Nam; thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững.

Trước khi hội nghị chính thức diễn ra, sáng sớm cùng ngày, KPMG và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN (LIN) đã ký một Thỏa thuận đối tác cho chương trình CSR chiến lược kéo dài ba năm có tên "Hợp tác vì một Việt Nam thịnh vượng"

Tác động doanh nghiệp và cộng đồng: Gặp nhau ở đâu? - Ảnh 2.

Mở đầu hội nghị, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành KPMG tại Việt Nam và Campuchia, đã trình bày bài phát biểu quan trọng về cách thức và lý do các quan hệ đối tác CSR có thể giúp phát triển doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tiếp theo đó là thảo luận cấp cao về "Thúc đẩy Hợp tác & Tác động bằng Xây dựng lòng tin" sẽ do các tham luận viên, chuyên gia từ cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao nước ngoài, doanh nghiệp,nhà thiện nguyện cá nhân, và tổ chức phi lợi nhuận quốc tế.

Phiên thảo luận sẽ bàn về tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin, phát triển quan hệ đối tác tạo tác động trong phát triển kinh tế xã hội từ góc nhìn và kinh nghiệm của các bên. Cuộc thảo luận sẽ được điều phối bởi Cô Chrisitna Ameln - Cố vấn & Sáng lập CSR, Ameln & Co; và cô Trần Vũ Ngân Giang - Giám đốc Điều hành, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN.

Tác động doanh nghiệp và cộng đồng: Gặp nhau ở đâu? - Ảnh 3.

Các hội thảo chuyên đề được dẫn dắt bởi các diễn giả và người điều hành là những lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp nội địa, và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Người tham dự có đượcnhững hiểu biết mới, ý tưởng, cảm hứng, công cụ, nền tảng để tối ưu hóa chiến lược CSR của họ, cũng như phát triển quan hệ đối tác hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chủ tịch Quỹ Hòa bình & Phát triển TP HCM (HPDF), Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại EU, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - đã trình bày bài phát biểu bế mạc, phác thảo các cơ hội và hành động cần thiết cho mục tiêu phát triển chung.

Bà Trần Vũ Ngân Giang, Giám đốc Điều hành, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển cộng đồng LIN, chia sẻ: "Qua quá trình làm việc LIN nhận thấy doanh nghiệp và các tổ chức cộng đồng chia sẻ rất nhiều giá trị chung với nhau để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp song song với phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giữa hai bên để có thể thật sự thấu hiểu, tin tưởng và cùng xây dựng những chương trình hành động hướng tới lợi ích chung về kinh tế - xã hội. Sự kiện là một trong những chương trình LIN đeo đuổi nhằm rút ngắn khoảng cách và tăng cường hợp tác giữa hai bên."

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành KPMG tại Việt Nam và Campuchia, cho rằng "Nhiệm vụ của CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là làm hài hòa giữa các bên liên quan bằng cách tạo ra giá trị chung và cách tiếp cận cân bằng".

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN (LIN):


LIN là tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam, thành lập năm 2009. Là tổ chức tiên phong trong việc điều phối mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam, doanh nghiệp và các cá nhân làm thiện nguyện để giúp họ thực hiện các chương trình hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giảm nghèo và tăng sự tham gia của người dân.

LIN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về thông tin, chuyên môn, mạng lưới, kinh phí đến các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện các chương trình cộng đồng đa dạng: giáo dục, sức khỏe, môi trường, bình đẳng giới, v.v.

Song song đó, LIN cũng kết nối các cá nhân tình nguyện với các tổ chức phi lợi nhuận để cùng hợp tác tạo tác động thay đổi. Đồng thời, LIN hỗ trợ các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở TP.HCM về thông tin, quan hệ hợp tác với cộng đồng phi lợi nhuận, tư vấn hoạt động xã hội của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa các khoản đầu tư cho hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp...

Về Hiệp hội Doanh nghiệp Canada tại Việt Nam (CanCham):


CanCham là một hiệp hội kinh doanh tự nguyện nhằm giúp đỡ các công ty và cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Mục đích của CanCham là cung cấp cho các thành viên sự hỗ trợ kinh doanh, giáo dục và môi trường xã hội nhằm mục đích trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên và xây dựng kinh nghiệm.

Bằng cách khuyến khích hợp tác và hợp tác giữa các doanh nghiệp, chính phủ, người dân và các bên liên quan khác, chúng tôi giúp tạo ra một môi trường hiệp đồng, trong đó tất cả chúng ta đều phát đạt. Ngoài ra, CanCham tự hào góp phần cải thiện cuộc sống xã hội ở Việt Nam bằng cách quyên góp tất cả số tiền dư thừa nhận được cho một số tổ chức từ thiện khác nhau ở Việt Nam.

CanCham là một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ tăng cường quan hệ kinh doanh và cộng đồng cho các thành viên. Với nguồn gốc từ năm 1994, CanCham đã trở thành một trong những tổ chức kinh doanh năng động và năng động nhất tại Việt Nam, điều phối một loạt các sự kiện xã hội và kinh doanh tiếp cận toàn bộ dân cư - từ lãnh đạo doanh nghiệp địa phương đến các doanh nhân mới.

Với sự hiện diện của cả hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, CanCham cũng là địa điểm cho những doanh nhân Việt Nam trẻ, cởi mở muốn mở rộng mạng lưới và tiếp cận với cộng đồng doanh nghiệp Canada và quốc tế.

Về Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV):

CCIFV có vai trò tổ chức sinh hoạt và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Pháp hiện diện tại Việt Nam và tạo thuận lợi cho những trao đổi song phương giữa Pháp và Việt Nam. Đi vào hoạt động từ năm 1989, ngày nay CCIFV có hơn 280 thành viên gồm nhiều dạng từ thành viên cá thể cho đến những tập đoàn lớn lẫn các doanh nghiệp tầm trung.

Chương trình Trách nhiệm xã hội (CSR) của CCIFV nhằm mục đích đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm và mối quan hệ tốt để tăng cường phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhiệm vụ của họ là nâng cao nhận thức về CSR thông qua các sự kiện, các ấn phẩm và khảo sát, đồng thời hỗ trợ các công ty trong việc phát triển phương pháp tiếp cận CSR của họ qua các dịch vụ tư vấn và các công cụ trực tuyến.