Trải lòng của ‘ông trùm viễn thông’ Ren Zhengfei

29/01/2019 12:05 GMT+7

Lần đầu tiên xuất hiện trước truyền thông sau 3 năm sống ẩn dật, người sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Huawei, Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) có nhiều chia sẻ sau một năm 2018 đầy biến động đối với "đứa con đẻ" của ông.

Ren Zhengfei sẵn sàng đóng cửa HuaweiTập đoàn Huawei bác bỏ các chỉ trích về mối đe dọa an ninh Ren Zhengfei học hỏi CEO của Apple, Steve JobsMỹ, Canada cam kết bảo đảm quá trình tố tụng công bằng với CFO Huawei Ren Zhengfei rất nhớ con gái Meng WanzhouDoanh thu Huawei dự kiến tăng mạnh bất chấp sức ép từ Mỹ

Những sóng gió ập đến Huawei thời gian gần đây đã tạo nên cuộc khủng hoảng lớn nhất trong hơn 30 năm qua. Khi các sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới hứng chịu làn sóng tẩy chay mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu do lo ngại về vấn đề bảo mật, đặc biệt là ở Mỹ, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand, Ren Zhengfei luôn giữ im lặng, thậm chí, ngay cả khi Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei, Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Châu), đứa con gái yêu quý của ông bị bắt ở Canada.

Nhưng chỉ vài ngày, sau khi một giám đốc điều hành của Huawei ở chi nhánh Ba Lan bị chính quyền địa phương bắt giam vì nghi ngờ làm gián điệp cho Trung Quốc, Ren Zhengfei mới chịu xuất hiện trước truyền thông, công khai bảo vệ Huawei bằng cách bác bỏ cáo buộc công ty này là gián điệp cho chính phủ và quân đội Trung Quốc. Không những thế, cha đẻ của Huawei còn dành nhiều mỹ từ cho Tổng thống Donald Trump khi bà Meng Wanzhou đang đối mặt với nguy cơ dẫn độ sang Mỹ.

Đây là cuộc họp báo hiếm hoi với truyền thông nước ngoài, cũng là lần đầu tiên của ông kể từ khi lui về ở ẩn năm 2015.

Trải lòng của ‘ông trùm viễn thông’ Ren Zhengfei - Ảnh 1.

CEO Ren Zhengfei đã phá vỡ sự im lặng kéo dài nhiều năm khi đế chế công nghệ của ông đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất từ khi thành lập.

Ren Zhengfei sẵn sàng đóng cửa Huawei

"Ông trùm viễn thông" Ren Zhengfei đã dành nhiều năm tâm huyết để xây dựng Huawei thành một công ty điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la. Nhưng các sản phẩm công nghệ của Huawei đã bị Mỹ và nhiều nước phương Tây khác cảnh giác trong nhiều năm vì lo ngại rằng công ty này đang chịu sự chi phối của Bắc Kinh.Ren Zhengfei "nịnh" Tổng thống Donald Trump

Khi được hỏi: "Giả sử, Chính phủ Trung Quốc đề nghị Huawei cung cấp thông tin về một quốc gia nước ngoài cho Bộ An ninh. Về mặt pháp lý, Huawei không thể làm gì để từ chối. Huawei phải tuân theo. Vậy Huawei có thể và sẽ làm gì để trấn an khách hàng?", ông Ren Zhengfei đã lấy Apple làm minh chứng, như một ánh sáng dẫn đường.

Vị CEO này trả lời: "Tôi có thể bán Huawei cho bạn không? Nếu bạn không đủ khả năng mua lại Huawei, có lẽ tôi sẽ phải đóng cửa công ty. Lấy khách hàng làm trọng tâm luôn là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Huawei kể từ khi thành lập. Chúng tôi thà đóng cửa Huawei hơn là làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến lợi ích của khách hàng để thu về lợi ích riêng. Apple là một ví dụ mà chúng tôi muốn hướng đến trong vấn đề bảo vệ quyền riêng tư. Chúng tôi sẽ học hỏi từ Apple".

Sự kiên quyết không bán thông tin khách hàng của Apple được thể hiện rõ nhất vào năm 2016. "Táo khuyết" đã từ chối giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mở khóa, truy cập vào iPhone của một trong những thủ phạm của vụ xả sứng ở San Bernardino (California), gây chấn động nước Mỹ.

"Tôi yêu đất nước này, tôi cũng ủng hộ đảng Cộng sản, nhưng tôi sẽ không bao giờ làm điều gì sai trái để làm hại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tôi không nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa quan điểm chính trị của riêng tôi và việc kinh doanh của Huawei", CEO Huawei nhấn mạnh.

Trải lòng của ‘ông trùm viễn thông’ Ren Zhengfei - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) lắng nghe ông Ren Zhengfei trình bày xung quanh các văn phòng của Huawei tại London, Anh ngày 21-10-2015.


Ren Zhengfei kể về quãng thời gian ông gia nhập quân đội

Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đã nhiều lần bác bỏ những lo ngại rằng các sản phẩm của họ gây rủi ro an ninh quốc gia và nhấn mạnh công ty hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, việc nắm giữ cổ phần lại được giữ bí mật. Nhiều người cho rằng, nếu công khai, chắc chắn Huawei sẽ giải quyết được tất cả những nghi ngờ của một số nước trên thế giới.

Ren Zhengfei cho biết cá nhân ông hiện đang sở hữu 1,14% cổ phần của Huawei, và ông có thể sẽ noi gương của người sáng lập Apple, Steve Jobs, bên cạnh việc đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu .

Thiên tài công nghệ Steve Jobs đã bán gần như "sạch sành sanh" số cổ phần ban đầu của mình tại Apple sau khi ông bị CEO John Sculley và hội đồng quản trị "đá khỏi" ban lãnh đạo vào những năm 1980, và lần thứ hai là vào những năm 1990 khi ông mất niềm tin vào định hướng của công ty.

"Cổ phần mà Steve Jobs có ở Apple là 0,58%. Điều đó có nghĩa là vẫn còn nhiều khả năng cổ phần của tôi bị pha loãng thêm. Tôi nên học hỏi từ Steve Jobs", ông nói.

Thách thức và khó khăn trong năm 2019

Nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei đã lắng nghe rất nhiều câu hỏi về việc con gái ông bị bắt giữ, nhưng ông từ chối đi vào chi tiết. Thay vào đó, Ren Zhengfei bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống pháp lý của Mỹ và Canada, và sẽ chờ phán quyết của tòa án.

Chia sẻ trước báo giới, nhà sáng lập Huawei cho biết, ông nhớ con gái mình rất nhiều.

Meng Wanzhou là con gái cả của ông với người vợ đầu tiên, Meng Jun. Dưới bà Meng Wanzhou còn có một cậu em trai tên Ren Ping và em gái út Annabel Yao.

Đầu tháng 12 năm ngoái, bà Meng, Giám đốc tài chính của Huawei, đã bị đẩy vào cơn bão ngoại giao giữa 3 nước khi bị lực lượng chức năng Canada bắt giam theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc lừa dối các ngân hàng quốc tế, vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran. Sau đó, bà được tại ngoại, tuy nhiên, vẫn bị giám sát chặt chẽ ở Vancouver và chờ phán quyết tiếp theo của tòa án vào ngày 6-2.

Trải lòng của ‘ông trùm viễn thông’ Ren Zhengfei - Ảnh 3.

Bà Meng Wanzhou mang họ mẹ.

Ren Zhengfei “nịnh” Tổng thống Donald Trump

Tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một dự luật cấm chính phủ nước này sử dụng thiết bị của Huawei và đang xem xét một lệnh cấm các công ty của Mỹ làm như vậy.

Đặc biệt, Trump nói với Reuters vào tháng trước rằng ông sẽ cùng Bộ Tư pháp can thiệp vụ kiện chống lại bà Meng Wanzhou nếu điều đó giúp Mỹ đạt được một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.

"Ông trùm viễn thông" ca ngợi Tổng thống Trump là người vĩ đại. Bên cạnh đó, ông cho rằng quyết định cắt giảm thuế của ông chủ Nhà Trắng sẽ có lợi cho ngành công nghiệp Mỹ. "Nhưng cũng cần phải đối xử tốt với các doanh nghiệp và quốc gia khác để họ sẵn sàng đầu tư vào Mỹ và chính phủ sẽ có thể thu thêm thuế", nhà sáng lập Huawei nói.

Ông đã gửi thông điệp đến Mỹ rằng ông muốn hợp tác và cùng nhau chia sẻ những thành công.

Ren Zhengfei cũng hạ thấp vai trò của Huawei rằng Huawei chỉ là "con tốt" trong cuộc tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ. "Huawei chỉ là hạt vừng nhỏ trong xung đột thương mại giữa hai nước", ông nói thêm.

Trước khi Huawei trở thành "gã khổng lồ" về thiết bị viễn thông như ngày nay, người sáng lập Ren Zhengfei đã nhập ngũ và được chuyển đến phía đông bắc Trung Quốc với nhiệm vụ xây dựng nhà máy sợi tổng hợp để mỗi người dân Trung Quốc có quần áo mới để mặc.

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau 3 năm sống ẩn dật, được tổ chức tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, CEO Ren Zhengfei chia sẻ với các phóng viên: "Tôi đã gia nhập quân đội trong cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Vào thời điểm đó, hỗn loạn diễn ra gần như ở khắp mọi nơi, cả ngành nông nghiệp và công nghiệp. Đất nước đã phải đối mặt với thời kỳ rất khó khăn. Những khó khăn này đã được phản ánh trong việc cơm áo của nhân dân Trung Quốc.

Lúc đó, mỗi người được phân chia cho 1/3 mét vải, chỉ đủ để vá những chỗ rách.Vì vậy, những bộ quần áo của tôi khi còn trẻ không bộ nào là không có miếng vá."

Bức tranh nghèo đói được vẽ bởi những lời kể chân thực của ông Ren Zhengfei, con trai của một giáo viên, sinh ra và lớn lên ở một thị trấn miền núi thuộc tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, Quý Châu, cung cấp một cái nhìn tương phản rõ rệt với hình ảnh của một Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng như hôm nay.

Năm 1978, ông được kết nạp đảng cộng sản với sự giúp đỡ của người giám sát và các tổ chức đảng sau khi ông được chọn tham dự Hội nghị Khoa học Quốc gia nhờ phát minh ra một công cụ quan trọng được sử dụng để thử nghiệm thiết bị tiên tiến tại nhà máy sợi tổng hợp. Ren Zhengfei không thể trở thành thành thành viên đảng Cộng sản sớm hơn vì cha ông bị gắn mác là một người đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ông trở thành phó giám đốc của một viện nghiên cứu xây dựng nhỏ với cấp bậc tương đương phó trưởng trung đoàn trước khi xuất ngũ năm 1983. 4 năm sau, Ren Zhengfei thành lập Huawei với số vốn 21.000 nhân dân tệ.

Trải lòng của ‘ông trùm viễn thông’ Ren Zhengfei - Ảnh 4.

Huawei, biểu tượng của ngành công nghệ Trung Quốc.


Khi được hỏi kinh nghiệm trong quân đội đã định hình phong cách quản lý của ông với Huawei như thế nào, Ren Zhengfei đã nói về những điều kiện khắc nghiệt mà ông và đồng bào phải Trung Quốc chịu đựng ở Liaoyang (Liêu Dương), một thành phố nằm dọc theo sông Taizi (Thái Tử). Nhiệt độ ở đây có thể giảm xuống dưới -20 độ C.


Ông kể: "Chúng tôi đã học được cách chịu đựng khó khăn. Ban đầu, mọi người ngủ trên cỏ vì không có nhà ở. Ngay cả khi có chỗ ở, nó tồi tàn đến nỗi không thể là nơi trú ẩn mỗi khi mưa gió.

Khẩu phần hàng tháng chỉ là 150 gram dầu ăn cho một người bình thường ở đông bắc Trung Quốc. Cải bắp, cải củ và cây bo bo có trong thực đơn 6 tháng".

Đồng thời, nhà máy sợi tổng hợp cũng giúp cho ông có cái nhìn đầu tiên về công nghệ tiên tiến nhất thế giới trong khi sống một cuộc sống có thể được coi là nguyên thủy. Một công ty Pháp lúc đó đã phát minh thiết bị điều khiển tự động cao mà không công ty Trung Quốc nào có được.

Và ngày nay, Huawei nổi tiếng trong giới kinh doanh Trung Quốc không chỉ bởi sự phát triển hùng mạnh mà còn nổi tiếng về văn hóa kỷ luật thép. Nhiều công nhân làm việc cật lực, đến nỗi bất tỉnh tại văn phòng vì kiệt sức.

Ông Ren Zhengfei đã gợi lại vụ các nhân viên của Huawei mạo hiểm mạng sống để khôi phục lại 680 trạm phủ sóng trong vòng 2 tuần tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011. Nhiều nhân viên của Huawei đã mắc bệnh sốt rét ở các quốc gia có dịch bệnh trong khi làm việc.

Trải lòng của ‘ông trùm viễn thông’ Ren Zhengfei - Ảnh 5.

Ren Zhengfei trong cuộc phỏng vấn tại trụ sở chính của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc.

Thách thức và khó khăn trong năm 2019


Theo CEO Ren Zhengfei, năm 2019 có thể là một năm khó khăn với Huawei. Dù vậy, ông tự tin đặt ra mục tiêu Huawei có thể đạt doanh thu 125 tỷ USD trong năm nay, vượt xa mức 100 tỷ USD của năm 2018.


"Huawei không phải công ty đại chúng. Chúng tôi không cần báo cáo kinh doanh sáng sủa với những con số ấn tượng. Nếu không muốn Huawei xuất hiện trên một số thị trường, chúng tôi có thể thu hẹp quy mô một chút. Huawei vẫn có tương lai miễn sao chúng tôi có thể tồn tại và đủ tiền trả lương cho các nhân viên", Ren Zhengfei phát biểu .

Năm ngoái, hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị mạng viễn thông Trung Quốc ZTE bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Mỹ cáo buộc công ty vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và Triều Tiên. Giá cổ phiếu của ZTE lao dốc và các bộ phận chính trong hoạt động kinh doanh bị đình chỉ sau khi Nhà Trắng cấm công ty này mua các thiết bị quan trọng từ các doanh nghiệp Mỹ.

Sau 3 năm "vắng bóng" trước các báo nước ngoài, sự xuất hiện mới đây của nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn Huawei đã phản ánh mức độ nghiêm trọng của các vấn đề mà Huawei đang phải đối mặt.