Google và Facebook có thể bị chặn ở Ấn Độ

16/01/2012 16:16 GMT+7

Cảnh cáo nhiều lần nhưng không hiệu quả, Tòa án tối cao Delhi (Ấn Độ) vừa quyết định khởi tố 21 website trong đó có Google và Facebook vì chứa những nội dung không phù hợp.

Cảnh giác trò lừa đảo qua Facebook Chat
 
Một chiêu thức lừa đảo mới lại vừa xuất hiện trên mạng xã hội lớn nhất thế giới, lợi dụng công cụ tích hợp Facebook Chat để lừa nạn nhân click chuột vào đường link xấu.
Là mạng xã hội lớn nhất thế giới với 850 triệu người dùng, Facebook là “thiên đường” cho tội phạm lừa đảo trực tuyến - Ảnh minh họa: Digitaltrends
 
Được khám phá bởi chuyên gia David Jacoby từ Hãng bảo mật Kaspersky, trò lừa đảo này trước tiên sẽ tìm cách đánh cắp tài khoản Facebook của một người dùng thông qua các mánh phishing (lừa đảo trực tuyến) thông thường. Ngay khi có được tài khoản này, kẻ xấu sẽ thay đổi ảnh người dùng thành biểu tượng logo Facebook, song song với việc đổi tên tài khoản thành “Facebook Security” (tạm dịch: An ninh Facebook).

Ngoài việc giả vờ ngụy trang như một tài khoản chính thức thuộc Công ty Facebook, kẻ xấu còn tiến hành trò chuyện với tất cả những ai có mặt trong danh sách bạn bè của tài khoản bị đánh cắp, đăng tải một đường dẫn độc hại có nội dung nguyên văn:

“Tài khoản Facebook của bạn sẽ bị khóa vì có người đã cảnh báo (report) về bạn. Xin hãy tái xác nhận cơ chế bảo mật tài khoản của bạn thông qua đường dẫn sau ‘…’ Cảm ơn, nhóm phát triển Facebook” (Your Facebook account will be turned off because someone has reported you. Please do re-confirm your account security by: ‘…’ Thank you, The Facebook Team)

Ảnh chụp nội dung cuộc nói chuyện thực hiện bởi kẻ lừa đảo, nhằm đánh lừa nạn nhân nhẹ dạ - Ảnh minh họa: Digitaltrends
 
Tiếp tục, đường dẫn nói trên sẽ lừa người dùng đến một trang web bên ngoài Facebook, vốn đã được thiết kế để trông giống trang đăng nhập truyền thống của Facebook. Trang đầu tiên bao gồm các mục để điền tên, địa chỉ email, mật khẩu Facebook, mật khẩu của địa chỉ email và câu hỏi an ninh (security question).

Nếu người dùng nhập vào hết các loại dữ liệu nói trên và click chuột xác nhận, trang tiếp theo sẽ yêu cầu người dùng nhập tiếp số thẻ tín dụng (gồm sáu con số) để xác nhận danh tính. Nếu đến đây người dùng vẫn tiếp tục làm theo yêu cầu, họ sẽ được gợi ý cập nhật “Facebook” bằng cách sử dụng thông tin thẻ tín dụng hiện tại, bao gồm tên, địa chỉ thanh toán, toàn bộ số tín dụng, ngày hết hạn và mã an ninh đi kèm với chiếc thẻ.

Đại diện ban lãnh đạo Facebook đang tiến hành điều tra cách thức lừa đảo mới này.

Google và Facebook có thể bị chặn ở Ấn Độ

Cảnh cáo nhiều lần nhưng không hiệu quả, Tòa án tối cao Delhi (Ấn Độ) vừa quyết định khởi tố 21 website trong đó có Google và Facebook vì chứa những nội dung không phù hợp.

Văn bản triệu tập đã được gửi đến các công ty chủ quản của 21 website trên, bao gồm cả hai ông lớn Google và Facebook. Theo đó, các chủ website trên đã đăng tải hoặc cho người dùng đăng tải những nội dung kích động bạo lực, khiêu dâm và các vấn đề về tôn giáo. Riêng Google, máy tìm kiếm của hãng này bị kiện vì không lọc các kết quả có nội dung xấu.

Người dân Ấn Độ có thể sẽ phải ngưng sử dụng Facebook và Google. Ảnh: WSJ
 
Trên một kênh truyền hình địa phương, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và CNTT Kapil Sibal cho biết có một số công ty cung cấp dịch vụ Internet đã cho phép đăng tải những nội dung theo tiêu chuẩn cộng đồng của đất nước họ (ở đây là Mỹ). Và khi được yêu cầu gỡ bỏ những nội dung mà Chính phủ Ấn Độ cảm thấy “nhạy cảm”, các công ty này đã không thừa nhận mình sai.

Luật công nghệ thông tin của Ấn Độ yêu cầu những bên trung gian như nhà cung cấp dịch vụ Internet phải loại bỏ những nội dung không phù hợp trong vòng 36 giờ kể từ khi phát hiện. Trước yêu cầu triệu tập trên, Google và Facebook vẫn chưa có những động thái cụ thể.

Trả lời phỏng vấn trên tờ Indian Express, Kait Suresh- thẩm phán Tòa án tối cao Delhi - đã yêu cầu chủ quản của các website trên phải có những biện pháp kiểm duyệt và thanh lọc nội dung. Nếu yêu cầu này không được chấp thuận, Ấn Độ sẽ chặn Google và Facebook như Trung Quốc đã làm.