Nghiên cứu áp dụng đối với hơn 100 phần tử cực đoan cho thấy các mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến khiến việc tiếp cận các nhóm khủng bố và cấp tiến trở nên dễ dàng hơn.
Anders Breivik, tên khủng bố ở Na Uy. (Nguồn: Reuters)
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khủng bố toàn cầu của đại học Monash, ông Greg Barton nhấn mạnh các phần tử này thường là những kẻ cô đơn, gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc thất bại. Do đó, họ dễ bị lôi kéo cùng việc "động trời" để từ số không trở thành nổi tiếng.
Ông Barton dẫn chứng trường hợp của Anders Breivik, tên khủng bố ở Na Uy đã cướp đi sinh mạng của 77 người năm 2011, để minh họa cho lối suy nghĩ này trên mạng.
Giới chuyên môn khẳng định nghiên cứu này sẽ được dùng để nhận biết và ngăn chặn hành vi khủng bố trong tương lai.