Hành trình tập làm dân buôn
Nếu như các sản phẩm như Nokia, HTC hay Samsung đều có sự liên kết phân phối giữa nhà sản xuất và các đại lý bán lẻ, khiến nguồn cung luôn dồi dào với mạng lưới bán hàng rộng rãi của bất kỳ nhà phân phối nào thì sản phẩm iPhone của Apple lại đi theo phân khúc ngược lại.
Chỉ các nhà mạng được Apple uỷ quyền mới được phép phân phối iPhone và trong những năm đầu tiên, thậm chí nó còn phải đi cùng các hợp đồng mạng vài năm, hay còn được biết đến với cái tên iPhone bản lock.
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, việc bán máy rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cùng mục tiêu xâm nhập thị trường smartphone, Apple đã nới lỏng ra các khu vực bán hàng là các nhà mạng ngoài Bắc Mỹ, và đây là cơ hội để giới dân buôn hàng xách đánh iPhone về Việt Nam.
Trong vai một người đi "học nghề" nhập iPhone, tôi được Tùng, em cậu bạn thân hiện đang du học tại Singapore dẫn dắt vào cái nghề tay trái mà theo Tùng là "kiếm đủ tiêu" này. Vì Singapore là quốc gia châu Á nằm trong danh sách phân phối iPhone 4S sớm nhất đợt này cùng tỷ giá chênh lệch không cao, dễ đi lại với mức cước rẻ nên đây vẫn được coi là điểm đển lý tưởng của dân buôn iPhone so với Hong Kong.
Sau khi hoàn tất các thủ tục hộ chiếu và đặt vé máy bay giá rẻ, chuyến đi của tôi khởi hành sang Singapore bắt đầu ngay thời điểm iPhone 4S bán ra tại thị trường này. Theo Tùng thì: "Anh đi là hơi thiệt vì năm nay các hãng hàng không không có chương trình khuyến mại vé giá rẻ. Cộng với việc iPhone 4S đảo lịch trình ra mắt, khiến cho việc đặt trước vé máy bay trở nên vô hiệu".
Để sang quốc đảo Singapore, chuyến đi của tôi đã phải transit 2 lần, một lần từ Hà Nội vào TP.HCM và một lần nữa từ TP.HCM đi Singapore để hưởng ưu đãi về giá vé. Lẽ dĩ nhiên, chặng về cũng tương tự và tổng cộng tôi sẽ ngồi máy bay 4 lần.
Chuyến đi lần này, Tùng đã đặt trước cho tôi ở tại một khu trọ tập thể gần MRT (tầu điện ngầm) và trung tâm mua sắm với mức giá khoảng 20 đô Sing/ngày/người. Các khu dorm này chủ yếu dành cho người đi du lịch đơn lẻ với chi phí vừa phải và ăn uống tự đem đi. "Đi làm ăn không phải đi chơi nên không phung phí thuê khách sạn ở được anh ạ. Anh cứ đi buôn thật giàu đi rồi lúc nào sang đây ở Fullerton (một khách sạn cỡ 6 sao tại Sing) cũng chưa muộn", Tùng "an ủi".
Theo lời Tùng, ở dorm sẽ ở chung với nhiều người lạ, mỗi người sẽ có két sắt và khoá riêng nên tiền bạc, tư trang quý cứ ném cả vào khoá lại. Tốt nhất là đem theo thẻ tín dụng trên người, có gì tiêu dùng cứ quẹt là xong, kể cả có thanh toán iPhone, ở Singapore không tính phí quẹt thẻ kiểu như ở Việt Nam nên cũng không lo khoản phụ phí.
Lúc đó đã là ngày 26/10 và 0h ngày 28/10 là thời điểm iPhone 4S bán ra tại Singapore theo lịch của Apple nên Tùng bảo tôi giữ sức, sáng mai đi...nhập hàng.
16 tiếng xếp hàng mua iPhone 4S
Chỉ các nhà mạng được Apple uỷ quyền mới được phép phân phối iPhone và trong những năm đầu tiên, thậm chí nó còn phải đi cùng các hợp đồng mạng vài năm, hay còn được biết đến với cái tên iPhone bản lock.
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, việc bán máy rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cùng mục tiêu xâm nhập thị trường smartphone, Apple đã nới lỏng ra các khu vực bán hàng là các nhà mạng ngoài Bắc Mỹ, và đây là cơ hội để giới dân buôn hàng xách đánh iPhone về Việt Nam.
Trong vai một người đi "học nghề" nhập iPhone, tôi được Tùng, em cậu bạn thân hiện đang du học tại Singapore dẫn dắt vào cái nghề tay trái mà theo Tùng là "kiếm đủ tiêu" này. Vì Singapore là quốc gia châu Á nằm trong danh sách phân phối iPhone 4S sớm nhất đợt này cùng tỷ giá chênh lệch không cao, dễ đi lại với mức cước rẻ nên đây vẫn được coi là điểm đển lý tưởng của dân buôn iPhone so với Hong Kong.
Sau khi hoàn tất các thủ tục hộ chiếu và đặt vé máy bay giá rẻ, chuyến đi của tôi khởi hành sang Singapore bắt đầu ngay thời điểm iPhone 4S bán ra tại thị trường này. Theo Tùng thì: "Anh đi là hơi thiệt vì năm nay các hãng hàng không không có chương trình khuyến mại vé giá rẻ. Cộng với việc iPhone 4S đảo lịch trình ra mắt, khiến cho việc đặt trước vé máy bay trở nên vô hiệu".
Để sang quốc đảo Singapore, chuyến đi của tôi đã phải transit 2 lần, một lần từ Hà Nội vào TP.HCM và một lần nữa từ TP.HCM đi Singapore để hưởng ưu đãi về giá vé. Lẽ dĩ nhiên, chặng về cũng tương tự và tổng cộng tôi sẽ ngồi máy bay 4 lần.
Chuyến đi lần này, Tùng đã đặt trước cho tôi ở tại một khu trọ tập thể gần MRT (tầu điện ngầm) và trung tâm mua sắm với mức giá khoảng 20 đô Sing/ngày/người. Các khu dorm này chủ yếu dành cho người đi du lịch đơn lẻ với chi phí vừa phải và ăn uống tự đem đi. "Đi làm ăn không phải đi chơi nên không phung phí thuê khách sạn ở được anh ạ. Anh cứ đi buôn thật giàu đi rồi lúc nào sang đây ở Fullerton (một khách sạn cỡ 6 sao tại Sing) cũng chưa muộn", Tùng "an ủi".
Theo lời Tùng, ở dorm sẽ ở chung với nhiều người lạ, mỗi người sẽ có két sắt và khoá riêng nên tiền bạc, tư trang quý cứ ném cả vào khoá lại. Tốt nhất là đem theo thẻ tín dụng trên người, có gì tiêu dùng cứ quẹt là xong, kể cả có thanh toán iPhone, ở Singapore không tính phí quẹt thẻ kiểu như ở Việt Nam nên cũng không lo khoản phụ phí.
Lúc đó đã là ngày 26/10 và 0h ngày 28/10 là thời điểm iPhone 4S bán ra tại Singapore theo lịch của Apple nên Tùng bảo tôi giữ sức, sáng mai đi...nhập hàng.
16 tiếng xếp hàng mua iPhone 4S
Đúng 7h sáng ngày 27/10, Tùng lay tôi dạy và đưa tôi ra cửa hàng của nhà mạng M1 tại khu Bugis Junction. Tùng bảo chỗ này gần nhà trọ cũng như cách khu trung tâm mua sắm Orchards nên không sợ đông. Singapore có 3 nhà mạng phân phối iPhone 4S gồm Singtel, M1 và Starhub. Sở dĩ chọn M1 vì theo Tùng khách ít hơn, cơ hội mua được máy nhiều hơn so với Singtel, do nhà mạng này thường ưu tiên khách đặt trước qua mạng.
Ăn sáng xong thì 8h chúng tôi đến cửa hàng của M1, lúc này đã có khá nhiều người, khoảng 20 người xếp hàng trước, đa phần là người Sing gốc Ấn. Theo quan sát, lác đác trong số đó là một vài người Việt, nói giọng Nam mà theo Tùng có lẽ cũng là nhân viên "nhập hàng" của một đại lý nào đó từ Việt Nam sang đây.
Không khí xếp hàng khá trật tự và Singapore trước 11h trưa khá vắng, mát mẻ cùng không khí sạch bụi nên việc xếp hàng tại đây không đến mức vật vã như những chương trình khuyến mại Super sale nửa vời do công ty điện thoại Hàn Quốc tổ chức tại Việt Nam, xếp hàng, chen chúc đến bẹp ruột, vã mồ hôi.
Ăn sáng xong thì 8h chúng tôi đến cửa hàng của M1, lúc này đã có khá nhiều người, khoảng 20 người xếp hàng trước, đa phần là người Sing gốc Ấn. Theo quan sát, lác đác trong số đó là một vài người Việt, nói giọng Nam mà theo Tùng có lẽ cũng là nhân viên "nhập hàng" của một đại lý nào đó từ Việt Nam sang đây.
Không khí xếp hàng khá trật tự và Singapore trước 11h trưa khá vắng, mát mẻ cùng không khí sạch bụi nên việc xếp hàng tại đây không đến mức vật vã như những chương trình khuyến mại Super sale nửa vời do công ty điện thoại Hàn Quốc tổ chức tại Việt Nam, xếp hàng, chen chúc đến bẹp ruột, vã mồ hôi.
Tuy nhiên, việc xếp hàng từ 8h sáng đến 0h đêm cũng là một thử thách khá thú vị với các dân buôn. Có người ngủ, có người ngồi chơi game di động, có người cẩn thận còn vác theo sạc rời cho máy vì sợ chơi nửa chừng hết pin. Tất cả đều diễn ra yên bình trong một hành lang mà cửa hàng xếp sẵn. Phía nhà mạng M1 có 2 lần cử người phát nước và trà miễn phí cho khách xếp hàng.
Đến khoảng 8h tối, lượng người ngày một tăng dần và bên cạnh người bản địa, số lượng khách ngoại quốc gồm cả người Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Theo Tùng cho biết: "Ngoài 2 nhà mạng ở Việt Nam được phân phối iPhone 4S thì 100% các Store dù có là Premium Reseller hay Authorized Resller cũng vẫn chỉ là hàng xách tay và bảo hành tại cửa hàng thôi, và nguồn hàng cũng từ đây hoặc Hong Kong mà ra cả".
Trước thời điểm bán hàng lúc 0h, các nhân viên M1 mặc đồng phục bắt đầu xếp hàng chào khách cũng như chuẩn bị các tờ rơi, túi xách liên quan đến sự kiện bán iPhone 4S.
Vị khách đầu tiên mua được iPhone 4S tại đây là người Sing gốc Hoa và được chụp ảnh lưu niệm. Sau đó lần lượt các khách hàng đến mua sau làm thủ tục tại quầy. Mỗi khách hàng được mua tối đa 2 máy và lựa chọn gói cước trả trước hoặc trả sau.
Giá khởi điểm mỗi máy không ràng buộc cước thoại là 948/ 1088/ 1238 đô Sing, tương ứng với các phiên bản 16GB/32GB/64GB. Tùng bảo: "Chỉ nên mua bản 16GB hoặc 64GB anh ạ, đừng lấy bản 32GB vì giá không chênh với 64GB nên khó bán hơn".
Đến khoảng 8h tối, lượng người ngày một tăng dần và bên cạnh người bản địa, số lượng khách ngoại quốc gồm cả người Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Theo Tùng cho biết: "Ngoài 2 nhà mạng ở Việt Nam được phân phối iPhone 4S thì 100% các Store dù có là Premium Reseller hay Authorized Resller cũng vẫn chỉ là hàng xách tay và bảo hành tại cửa hàng thôi, và nguồn hàng cũng từ đây hoặc Hong Kong mà ra cả".
Trước thời điểm bán hàng lúc 0h, các nhân viên M1 mặc đồng phục bắt đầu xếp hàng chào khách cũng như chuẩn bị các tờ rơi, túi xách liên quan đến sự kiện bán iPhone 4S.
Vị khách đầu tiên mua được iPhone 4S tại đây là người Sing gốc Hoa và được chụp ảnh lưu niệm. Sau đó lần lượt các khách hàng đến mua sau làm thủ tục tại quầy. Mỗi khách hàng được mua tối đa 2 máy và lựa chọn gói cước trả trước hoặc trả sau.
Giá khởi điểm mỗi máy không ràng buộc cước thoại là 948/ 1088/ 1238 đô Sing, tương ứng với các phiên bản 16GB/32GB/64GB. Tùng bảo: "Chỉ nên mua bản 16GB hoặc 64GB anh ạ, đừng lấy bản 32GB vì giá không chênh với 64GB nên khó bán hơn".
Vậy là mỗi người xách một bản iPhone 4S 16GB, một bản 64GB đen và trắng, với giá trị quy đổi khoảng 16,6 triệu đồng và 21,7 triệu đồng. Với mỗi máy này về Việt Nam sẽ bán chênh lên được từ 3 đến 4 triệu đồng/máy, và mỗi người phải xách ít nhất 4 máy thì mới "đủ bù vốn" theo lời Tùng.
Kết thúc 16 tiếng ròng rã mua iPhone 4S, chúng tôi về nhà trọ nghỉ để chờ chuyến bay về TP.HCM vào sáng thứ 2. Ở lại Sing hai ngày mới thấy, hầu hết người dân ở đây không hẳn là dùng iPhone 4/4S hay các dòng máy thời thượng mà đa số dùng các dòng Nokia, BlackBerry nghe nhạc hay bàn phím QWERTY.
Ngoài dịch vụ 3G, các điểm phát WiFi công cộng với mật độ dày đặc là điểm nhấn tạo nên một thành phố kết nối như Singapore. Chỉ cần có một điện thoại kết nối WiFi là người dùng được cung cấp mật khẩu đăng nhập với tốc độ đủ dùng để lướt web, checkmail hay gọi VoIP, khá tiện.
Sau 6 ngày rong ruổi ở Singapore, "cửa ải" cuối cùng của tôi là hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Theo giới dân buôn, việc bị "chặn" và tính thuế tại hải quan là hên xui bởi số lượng dưới 4,5 máy chưa phải là đáng chú ý để đến mức bị xét hỏi và khai thuế.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tùng, 2 máy tôi bóc ra trước cắm SIM Việt Nam và đút túi. 2 máy còn lại để trong hộp cầm cùng hành lý xách tay, tránh để vali ký gửi dễ mất mát qua khâu vận chuyển ở mặt đất.
Quả nhiên qua hải quan, các nhân viên có xét hỏi và sau khi biết sang đó công tác và mua máy về làm quà, tôi cũng không bị khó dễ gì, có lẽ bởi trông tôi không giống dân buôn, nhẵn mặt tại hải quan sân bay cho lắm.
Vậy là cả chuyến đi về, mỗi máy bán ra với giá 19,5 triệu bản 16GB, tôi chênh được 3 triệu và bản 64GB bán giá 24 triệu thì "dôi dư" được hơn 2 triệu, vậy là lãi sau khi trừ đi chi phí đi lại, tôi còn đủ một... bữa nhậu, kết thúc nghiệp dân buôn "nửa mùa".
Kết thúc 16 tiếng ròng rã mua iPhone 4S, chúng tôi về nhà trọ nghỉ để chờ chuyến bay về TP.HCM vào sáng thứ 2. Ở lại Sing hai ngày mới thấy, hầu hết người dân ở đây không hẳn là dùng iPhone 4/4S hay các dòng máy thời thượng mà đa số dùng các dòng Nokia, BlackBerry nghe nhạc hay bàn phím QWERTY.
Ngoài dịch vụ 3G, các điểm phát WiFi công cộng với mật độ dày đặc là điểm nhấn tạo nên một thành phố kết nối như Singapore. Chỉ cần có một điện thoại kết nối WiFi là người dùng được cung cấp mật khẩu đăng nhập với tốc độ đủ dùng để lướt web, checkmail hay gọi VoIP, khá tiện.
Sau 6 ngày rong ruổi ở Singapore, "cửa ải" cuối cùng của tôi là hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Theo giới dân buôn, việc bị "chặn" và tính thuế tại hải quan là hên xui bởi số lượng dưới 4,5 máy chưa phải là đáng chú ý để đến mức bị xét hỏi và khai thuế.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tùng, 2 máy tôi bóc ra trước cắm SIM Việt Nam và đút túi. 2 máy còn lại để trong hộp cầm cùng hành lý xách tay, tránh để vali ký gửi dễ mất mát qua khâu vận chuyển ở mặt đất.
Quả nhiên qua hải quan, các nhân viên có xét hỏi và sau khi biết sang đó công tác và mua máy về làm quà, tôi cũng không bị khó dễ gì, có lẽ bởi trông tôi không giống dân buôn, nhẵn mặt tại hải quan sân bay cho lắm.
Vậy là cả chuyến đi về, mỗi máy bán ra với giá 19,5 triệu bản 16GB, tôi chênh được 3 triệu và bản 64GB bán giá 24 triệu thì "dôi dư" được hơn 2 triệu, vậy là lãi sau khi trừ đi chi phí đi lại, tôi còn đủ một... bữa nhậu, kết thúc nghiệp dân buôn "nửa mùa".