Nhiều địa phương tích cực lập dự án nhà ở xã hội

25/01/2023 09:17 GMT+7

Với mục tiêu xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, TP.HCM đã quy hoạch 20 khu đất rộng hơn 38 ha để thực hiện việc này. Bình Dương sẽ có thêm gần 42.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025. Còn ở Hà Nội, từ nay đến năm 2025, Hà Nội phát triển hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội.

TP HCM: HoREA góp ý về nhà ở xã hội giá 40 triệu/m2

Theo tính toán của HoREA, giá bán nhà ở xã hội tại TPHCM có thể xấp xỉ 40 triệu đồng/m2 do chi phí tạo lập quỹ đất rất cao. Nếu không bỏ quy định dành 20% quỹ đất bắt buộc tại các dự án nhà ở thương mại, chắc chắn rất nhiều người dân sẽ không có khả năng mua nhà do vượt quá thu nhập tích lũy.

Nhiều địa phương tích cực lập dự án nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Một dự án nhà ở xã hội tại phường Bình Trưng Đông, thành phố Thủ Đức. Ảnh: TL

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.

Theo đánh giá của HoREA, Dự thảo Luật Nhà ở đang được lấy ý kiến đóng góp đã bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô diện tích từ 10 héc-ta (hoặc 2 héc-ta) phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Thay vào đó, bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Việc bỏ quy định này là hợp lý bởi giá nhà ở xã hội đang ở mức rất cao so với thu nhập người lao động, trung bình trên 15 triệu đồng/m2, có nơi 21-25 triệu/m2 và không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, trung cấp.

Cũng theo HoREA, nếu xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án trên thì chi phí tạo lập quỹ đất (dù được miễn tiền sử dụng đất) và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất nhà ở xã hội rất cao dẫn đến giá thành, giá bán căn hộ cao, có thể xấp xỉ 40 triệu đồng/m2.

Con số này sẽ vượt quá khả năng tài chính của đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội và sau này thì người mua nhà ở xã hội ở các dự án còn phải chịu chi phí quản lý, dịch vụ hàng tháng cao do cùng sinh sống trong khu vực nhà ở cao cấp, trung cấp.

Tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong 5 năm qua cho thấy, chỉ số giá nhà ở của Việt Nam cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, khiến nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở mới.

Thực tế tại TPHCM, cả năm 2022 chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành và đưa vào sử dụng là dự án Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông tại thành phố Thủ Đức. Giá nhà ở xã hội tại TPHCM cũng đang ở mức cao, có xu hướng tiệm cận với giá nhà ở thương mại.

Liên quan đến quỹ đất 20%, thông tin từ TTXVN, Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 (trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển nhà ở xã hội nhằm xử lý triệt để những bất cập liên quan đến quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị), dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5-2023 và thông qua tại kỳ họp tháng 10-2023.

Bình Dương sẽ có thêm gần 42.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025

Để thực hiện các mục tiêu về nhà ở giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Dương cho biết, nguồn vốn cần để thực hiện là 220.476 tỷ đồng với tổng diện tích đất khoảng 5.984,4 ha. Trong đó, phát triển tăng thêm 1.890.000 m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương khoảng 42.000 căn hộ.

HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 42/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030.

​Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 33,5 m2 sàn/người. Trong đó, tại khu vực đô thị đạt 34,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29,64 m2 sàn/người; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 42,0 m2 sàn/người (tại khu vực đô thị đạt 43,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 33,0 m2 sàn/người); giữ vững chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người.

Đặc biệt đến năm 2025, tỉnh phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 99,9% (trong đó, khu vực đô thị đạt 100% và khu vực nông thôn đạt 99,8%). Đến năm 2030, nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 100%, không còn nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ. Đến năm 2045, giữ vững đảm bảo chất lượng nhà ở đạt 100% kiên cố và bán kiên cố, không phát sinh nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ.

Bình Dương sẽ có thêm gần 42.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025 - Ảnh 1.

Bình Dương sẽ có gần 42.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh BBD.

Giai đoạn 2021-2025 sẽ phát triển tăng thêm 16.424.360 m2 sàn nhà ở thương mại, nhà ở trong các dự án khu đô thị, khu nhà ở, tương đương 104.053 căn nhà; phát triển tăng thêm 1.890.000 m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương khoảng 42.000 căn hộ; phát triển tăng thêm 963.223 m2 sàn nhà ở phục vụ tái định cư tương đương khoảng 4.913 căn nhà.


Đồng thời, khuyến khích người dân tự xây dựng mới, cải tạo nhà ở. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, diện tích sàn nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng tăng thêm 6.000.000 m2 sàn, tương đương khoảng 40.000 căn nhà. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu như hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, các hộ có nhà ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

Tỉnh Bình Dương cho biết, tổng nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở là 220.476 tỷ đồng, tổng diện tích đất ở dành cho phát triển nhà ở là 5.984,4 ha.

Trong khi đó, giai đoạn 2026-2030, tỉnh dự kiến phát triển thêm 33.687.262 m2 sàn nhà ở thương mại, nhà ở trong các dự án khu đô thị, khu nhà ở, tương đương 218.140 căn nhà xây dựng mới; phát triển tăng thêm 2.100.000 m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương 42.000 căn nhà xây dựng mới; phát triển tăng thêm 1.788.768 m2 sàn nhà ở phục vụ tái định cư tương đương khoảng 9.764 căn nhà.

Mặt khác, cũng khuyến khích người dân tự xây dựng mới, cải tạo nhà ở. Phấn đấu giai đoạn 2026-2030, diện tích sàn nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng tăng thêm 7.500.000 m2 sàn, tương đương khoảng 50.000 căn nhà. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu...

Theo đó, tổng nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở là 431.309 tỷ đồng; tổng diện tích đất ở dành cho phát triển nhà ở là 6.174,1 ha.

Bình Dương sẽ dùng hơn 1.000 ha đất công làm nhà ở xã hội

Trước đó, ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương - chia sẻ trên Báo Bình Dương, địa phương đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong bối cảnh "cung không đủ cầu".

Theo đánh giá của Bình Dương, nhu cầu nhà ở đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì số người có thể sở hữu nhà ở xã hội là 288.718 người, tương đương 288.718 căn và diện tích sàn khoảng 13.842.060 m2.

Bình Dương sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư trên quỹ đất được quy hoạch phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch xây dựng các Khu công nghiệp; sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các huyện, thị, thành phố thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp cũng như quỹ đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại hoặc chưa đưa vào sử dụng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

Theo đánh giá của Bình Dương, nhu cầu nhà ở đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì số người có thể sở hữu nhà ở xã hội là 288.718 người, tương đương 288.718 căn và diện tích sàn khoảng 13.842.060 m2.

Bình Dương sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư trên quỹ đất được quy hoạch phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch xây dựng các Khu công nghiệp; sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các huyện, thị, thành phố thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp cũng như quỹ đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại hoặc chưa đưa vào sử dụng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.


Từ nay đến năm 2025, Hà Nội phát triển hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5063/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.


Từ nay đến năm 2025, Hà Nội phát triển hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Dự án nhà ở xã hội tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Kế hoạch xác định vị trí, khu vực, diện tích đất cần phát triển nhà ở; số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ các loại nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua; nguồn vốn huy động để phát triển nhà ở xã hội; thời gian triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Theo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2039, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2025 là khoảng 1 triệu 250.000m2 sàn.

Thành phố xác định các nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm gồm: Đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án hiện nay đã có quyết định, cơ bản giải phóng mặt bằng xong, đang chuẩn bị đầu tư hoặc đang thi công xây dựng, với khoảng 1.215.000m2 sàn nhà ở, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Thành phố tiếp tục triển khai 28 dự án còn lại dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025 để bù đắp phần diện tích nhà ở còn thiếu so với mục tiêu của kế hoạch hoặc triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành giai đoạn 2021-2025; đồng thời, chuẩn bị đầu tư năm dự án khu nhà ở xã hội độc lập và triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2025.

Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có bốn dự án đã hoàn thành với khoảng 330.000m2 sàn nhà ở xã hội, 46 dự án đang triển khai với khoảng 2.900.000m2 sàn nhà ở và 5 dự án khu nhà ở xã hội độc lập đang được nghiên cứu triển khai.

Dự kiến vốn để hoàn thành phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 khoảng 12.350 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và vốn huy động xã hội.