Triển vọng tương lai của Lý Sơn

15/03/2023 09:39 GMT+7

Đến năm 2045, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ lên thành phố biển, có sân bay hơn 150 ha và cảng biển, để phát triển du lịch và dịch vụ. Triển vọng tương lai xán lạn của Lý Sơn khiến nhiều người yêu mến điểm đến lý thú này rất phấn khởi.

Lý Sơn: Thành phố biển có sân bay hơn 150 ha

Triển vọng tương lai của Lý Sơn - Ảnh 1.

Đến năm 2045 Lý Sơn sẽ lên thành phố. Ảnh minh họa

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045.

Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 45.332 ha. Trong đó, diện tích đất liền khoảng 33.581 ha, diện tích đảo Lý Sơn khoảng 1.492 ha (hiện trạng phần đảo nổi và không gian phát triển mới), diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10.711 ha.

Theo quy hoạch, Khu kinh tế Dung Quất được chia thành 5 phân khu chức năng, đó là: Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc Dung Quất; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Châu Ổ - Bình Long; phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Nam Dung Quất; phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và phân khu đô thị Lý Sơn. Tổng thể Khu kinh tế sẽ phát triển không gian đô thị hiện đại, hấp dẫn và giàu bản sắc dựa trên cấu trúc cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên, đồi núi, sông, hồ, biển, hải đảo.

Quyết định nêu rõ: Không gian phát triển mới của các khu chức năng trong Khu kinh tế Dung Quất cũng được được điều chỉnh, sắp xếp. Trong đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có tổng diện tích khoảng 8.040 ha, với 7 khu vực phát triển công nghiệp tập trung, trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được điều chỉnh có tổng diện tích khoảng 4.215 ha.

Đặc biệt, quy hoạch khoảng 608 ha xây dựng cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic. Trong đó: Khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa - Tịnh Kỳ, Lý Sơn, diện tích khoảng 300 ha; sân bay Lý Sơn khoảng 153 ha; trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155 ha.

Các đô thị, khu đô thị có tổng diện tích khoảng 14.000 ha, gồm đô thị Lý Sơn (huyện Lý Sơn), đô thị Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và 4 khu đô thị hạt nhân của đô thị Bình Sơn (Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long, Vạn Tường, Đông Nam Dung Quất), khu đô thị Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 9.365 ha.

Về định hướng phát triển đô thị, phấn đấu đến năm 2025, huyện Lý Sơn đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV và toàn huyện Bình Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị xã Bình Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Giai đoạn 2026 - 2035, huyện Lý Sơn phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV và đô thị Bình Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III.

Bước sang giai đoạn 2036 - 2045, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị, hướng tới thành lập 2 TP Bình Sơn và Lý Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi; từng bước hình thành vùng đô thị động lực phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể trên, Khu kinh tế Dung Quất được quy hoạch với tính chất là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp. Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; đồng thời có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

Nhiều điểm đến lý thú ở Lý Sơn

Đảo Lớn

Du khách có thể thuê xe điện 300.000 đồng một lượt để khám phá vòng quanh đảo. Ngoài ra có thể thuê xe máy, giá 150.000 đồng một ngày để tham quan.

Đỉnh Thới Lới

Đây là một trong 5 ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động của huyện đảo, với phần mỏm đá nhô ra nhìn xuống biển. Núi có độ cao khoảng 170 m so với mặt nước biển và đỉnh núi là lòng chảo khổng lồ, với hồ nước ngọt cấp nước cho huyện đảo. Ở đây có cột cờ tổ quốc cao 20 m, điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi tới Lý Sơn.

Cánh đồng tỏi

Từ đỉnh Thới Lới, bạn cũng có thể trải rộng tầm mắt ngắm nhìn cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Tỏi cũng chính là đặc sản nổi tiếng ở Lý Sơn, không chỉ làm gia vị mà còn được chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có gỏi tỏi.

149778619495535-images1907376_dsc02852

toi-ly-son-quang-ngai

Minh họa từ internet

Hang Câu

Hang Câu có một bên các vách đá dựng thẳng đứng, một bên bãi biển với bờ cát trắng mịn. Dưới tác động của gió và sóng biển, các vách đá mang hình thù khách biệt, gần bờ là những rạn san hô nhiều màu sắc. Ở Hang Câu, hoạt động gợi ý là lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak.

hang cau

Minh họa từ internet

Cổng Tò Vò

Một trong những điểm đến mang tính đặc trưng khác của đảo Lớn là cổng Tò Vò, phía đông đảo. Thực chất, đây là một cổng đá, cao hơn 2 m nằm bên biển. Người dân cho rằng, nham thạch phun trào từ núi lửa cách đây 2 triệu năm trước, bị đông cứng khi gặp nước biển đã tạo thành cổng vòm với hình dạng đặc biệt này. Xung quanh là bãi đá nham thạch đen.

Thời điểm đẹp nhất để đến cổng Tò Vò vào hoàng hôn, khi mặt trời dần khuất sau đường chân trời và những tia nắng le lói qua khe đá. Tuy nhiên, cánh cổng thường thu hút đông đúc du khách nên khó để chụp ảnh. Gần đây, khu vực xuất hiện nhiều rác thải du lịch.

cong-to-vo-dao-ly-son4

Minh họa từ internet

Chùa Hang

Ngôi chùa hơn 400 tuổi, nằm trong hang đá lớn ở lưng chừng núi ngay gần cổng Tò Vò. Nơi đây thờ Phật và các vị có công khai hoang hòn đảo. Sân chùa lớn được bao quanh bởi hàng cây cổ thụ, nơi đặt tượng Phật Bà Quan Âm nhìn ra biển. Trong chùa là các bệ thờ tạc trên nhũ đá tự nhiên và di tích Chăm Pa. Đoạn đường núi lên chùa cũng là một trong những điểm ngắm cảnh đẹp, với tầm nhìn về cánh đồng tỏi và xóm làng yên bình.

Chùa Đục

Chùa Đục nằm trên vách núi Giếng Tiền, một trong những ngọn núi lửa đã tắt của huyện đảo. Ngôi chùa mới được xây dựng năm 2008 với 3 am thờ. Du khách leo 100 bậc theo sườn núi để tới chùa. Trước cửa hang là tượng Phật Bà Quan Âm cao 27 m hướng ra biển, có tên là Quan Âm Đài.

Chùa Đục nằm dưới chân núi lửa Giếng Tiền. Ảnh: Bùi Thanh Trung


Âm Linh Tự

Cách cảng Lý Sơn chừng 500 m về phía tây, đây là nơi thờ tự các bậc tiền hiền đã có công khai phá đảo và những người lính Hoàng Sa đã hy sinh năm xưa. Nhiều tài liệu quý liên quan đến đội lính biển, di vật về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn cũng được lưu giữ trang trọng tại đây. Hàng năm, đền tổ chức nhiều lễ cúng tế quan trọng, đặc biệt là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 âm lịch. Ngay cạnh đền là một bãi cát lớn, nơi bạn có thể dừng chân ngắm biển xanh và tận hưởng làn gió mát lành thổi tới.

Đảo Bé - Hòn Mù Cu

Đảo Bé

Đảo còn có tên là xã đảo An Bình, diện tích nhỏ nhưng cảnh và nước biển đẹp không thua đảo Lớn. Đảo Lớn cách đảo Bé khoảng 3 hải lý, nếu đi bằng tàu vỏ gỗ phải mất hơn 30 phút, nhưng đi ca nô cao tốc chỉ mất chừng 10 phút. Để ra đảo Bé, các bạn có thể thuê nguyên một ca nô với giá 2.500.000 triệu đồng, hoặc đi lẻ với giá 80.000 đồng một người. Giá vé khứ hồi đi về trong ngày.

Giờ tàu từ cảng Lý Sơn đi đảo Bé khởi hành lúc 7h, 11h20 là chuyến cuối trong ngày. Tàu từ đảo Bé xuất phát về đảo Lớn bắt đầu lúc 10h đến 14h20. Các chuyến cách nhau 20 phút. Nếu mua vé lẻ tại cảng, theo quy định, mỗi người chỉ được mua 2 vé. Bạn phải có chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người mua và người được mua hộ. Vé được bán bắt đầu lúc 6h sáng.

Ra đảo Bé, bạn như bước chân đến một thiên đường mới chỉ với biển xanh và nắng vàng. Nơi đây cũng rất lý tưởng để đón hoàng hôn.

Đảo Bé có diện tích khoảng 0,7 km2, đi thuyền thúng ngắm san hô là một trong những trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích trên đảo. Ảnh: Tran Thanh Sang/Shutterstock


Hòn Mù Cu

Trong những ngày ở Lý Sơn, du khách nên dậy sớm để tới điểm ngắm bình minh đẹp nhất trên quần đảo. Hòn Mù Cu nằm cách trung tâm đảo Lớn khoảng 3 km về phía đông. Do chưa có người ở nên phong cảnh còn rất nguyên sơ, không khí trong lành.

Giá vé khứ hồi từ đảo Lớn tới đảo Bé 80.000 - 100.000 đồng. Đi theo đoàn đông, bạn có thể lựa chọn thuê tàu riêng với giá 800.000 đồng. Sau khi đến đảo, du khách có lựa chọn xe điện, xe tuk tuk hoặc xe ôm 50.000 đồng một lượt tham quan.

Làng bích họa

Gần khu vực cảng đảo Bé là làng bích họa , với những bức tranh tường nhiều màu sắc. Đây là một trong những điểm chụp ảnh yêu thích của du khách, dù không lớn và đẹp như những làng bích họa khác trên cả nước.

dao-be-Ly-Son-8754-1650623358.jpg

dao-be-Ly-Son-2-2520-1650623358.jpg

Dịch vụ chèo thuyền thúng và lặn ngắm san hô ở đảo Bé rất được ưa chuộng. Mỗi lượt thuyền thúng đưa khoảng 3-4 du khách, giá trọn gói gồm áo phao và kính lặn là 60.000 đồng/người. Ảnh: Lan Huong


Bãi Ngang

Với làn nước trong vắt màu xanh ngọc, bãi Ngang được nhiều du khách ưu ái gọi là "Maldives của Việt Nam". Ở đây có những mỏm đá, hốc đá gần bờ với nhiều loài cá màu sắc có thể nhìn thấy rõ khi du khách bơi hoặc lội nước.

Ảnh: Lan Hương


Lặn biển ngắm san hô là trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi tới đảo Bé. Giá dịch vụ thuê đồ lặn và tắm nước ngọt 110.000 đồng mỗi người.

Gần bãi tắm có cây cầu Tình Yêu, với phí tham quan 5.000 đồng một người. Ở đây nước trong vắt, có thể nhìn rõ rong rêu và san hô, thích hợp cho những du khách yêu thích chụp ảnh.

Bình minh bên đèn biển hòn Mù Cu. Ảnh: Việt Dũng