Microsoft nêu rõ các hệ thống máy tính muốn đạt tiêu chuẩn để chạy Windows 8 phải sử dụng công nghệ UEFI Secure Boot, tích hợp vào firmware của hệ thống. UEFI Secure Boot là một tính năng bảo mật, nhằm bảo vệ hệ thống khỏi các phần mềm độc hại tìm cách thâm nhập vào quá trình khởi động hệ điều hành.
Tuy nhiên UEFI Secure Boot cũng không cho phép người dùng thêm quyền bên dưới hệ thống để chạy các phần mềm ngoại tuyến.
Mặc dù vậy, có sự khác biệt rõ ràng giữa hai nền tảng mà Windows 8 dự kiến sẽ vận hành trên. Đối với các hệ thống có nền tảng x86, người dùng vẫn có thể sử dụng một chế độ đặc biệt gọi là “Custom Mode" để thêm quyền cho các phần mềm hay hệ điều hành khác.
Nhưng chế độ đặc biệt này phải được ấn định sẵn bởi nhà sản xuất máy tính. Ngược lại, đối với các thiết bị sử dụng nền tảng vi xử lý ARM ( Cụ thể là các máy tính bảng) thì không hề có chế độ Custom Mode này, người dùng bị giới hạn chỉ có thể sử dụng Windows 8 mà thôi, nếu người dùng muốn sử dụng các hệ điều hành khác thì phải có một bản hack không chính thức để làm điều này.
Điều này làm dấy lên một cuộc tranh luận trong cộng đồng công nghệ, khi mà nhiều người có ý kiến rằng nếu người dùng đã bỏ tiền ra để sỡ hữu thiết bị máy tính, họ phải có quyền làm bất kỳ điều gì họ muốn với sản phẩm đó.
Có nghĩa là để cho một máy tính bảng chạy Windows 8 có thể sử dụng được những hệ điều hành khác (có thể là những phiên bản được bắt nguồn từ Android hoặc Linux).
Mặc dù Microsoft có thể sẽ không thay đổi ý định sử dụng UEFI Secure Boot, điều này không có nghĩa là sẽ không thể có các thiết bị di động hay máy tính bảng không thể sử dụng song song Windows 8 và một hệ điều hành khác.
Vì thực chất, hiện tại Android vẫn thống lĩnh thị trường là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất, và các thiết bị có nền tảng ARM “mở" vẫn có thể chạy Windows 8.
Đồng thời, điều này cũng không hề ảnh hưởng đến doanh số của WIndows 8, vì thực chất các hệ điều hành như iOS của Apple và WebOS của Palm đều chạy trên các thiết bị “đóng", nhưng các sản phẩm này vẫn thành công.