Báo cáo cũng chỉ ra rằng, số thuê bao di động đã thâm nhập 87% thị trường trên toàn thế giới và 79% tất cả các nước đang phát triển. Trong số này, số thuê bao di động băng thông rộng đạt gần 1,2 tỷ, tăng 45% mỗi năm trong vòng 4 năm qua. Và để thúc đẩy sự phát triển của băng thông rộng di động, đã có 159 quốc gia trên toàn thế giới khởi động mạng 3G, trong khi vùng phủ sóng 2G vẫn còn cao gấp đôi so với mạng 3G. Hiện tại người dân ở các nước đang phát triển thường sử dụng cả băng thông rộng di động lẫn cố định, trong khi người dùng ở các nước có nền kinh tế phát triển thì thường chỉ truy cập vào các dịch vụ băng thông rộng di động mà thôi.
Về phần băng thông rộng cố định, 1/3 trong tổng số 1,8 tỷ người dùng trên toàn thế giới có thể truy cập Internet. Ở các nước đang phát triển có đến 25% hộ gia đình có máy tính, trong đó 20% có thể truy cập Internet tại gia.
Hàn Quốc là quốc gia cung cấp băng thông rộng trung bình nhanh nhất với tốc độ đạt khoảng 10 Mbps. Mũ nhiều hơn một chút với 1/3 dân số sử dụng băng thông rộng tốc độ cao hơn 10 Mbps, còn lại người dùng bị hạn chế bởi tốc ođọ 2-10 Mbps và từ 256 Kbps đến 2 Mbps.
Nhìn chung có khoảng 1/3 trong số 7 tỷ người trên hành tinh sử dụng Internet, và 45% trong số này là người có độ tuổi dưới 25. Tại các nước đang phát triển, tốc độ Internet tăng trưởng rất mạnh, tăng 62% so với 44% của năm 2006. Riêng tại Trung Quốc, tỷ lệ người dùng Internet chiếm khoảng gần 25% tổng số người dùng trên toàn thế giới.
Báo cáo cũng cho thấy, tại các nước đang phát triển 30% người dùng dưới 25 tuổi sử dụng Internet, cao hơn so với 23% người dùng trên 25 tuổi sử dụng Internet. Điều này có nghĩa tại các nước đang phát triển, việc đưa Internet vào trường học để phục vụ học sinh, sinh viên nằm trong 70% số còn lại là điều rất đáng quan tâm.