Dùng smartphone dễ gặp phần mềm độc hại

10/08/2011 12:51 GMT+7

Người sử dụng smartphone, đặc biệt là người sử dụng hệ điều hành Android, đang trở thành mục tiêu chủ yếu cho các tác giả phần mềm độc hại, theo báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Lookout.

Điểm nổi bật trong báo cáo của Lookout là có đến 30% chủ sở hữu Android có thể sẽ gặp phải một mối đe dọa dựa trên trang web qua các thiết bị của họ mỗi năm.

Phần mềm độc hại trên smartphone trở thành mối quan tâm thực sự kể từ khi nhiều người đưa các thiết bị này vào cuộc sống hằng ngày. Một số mối đe dọa chính bao gồm phí qua tin nhắn SMS, kiểm tra lịch sử cuộc gọi, đọc tin nhắn đến và đi, theo dõi vị trí…
30% chủ sở hữu Android dễ bị nguy hiểm bởi phần mềm độc hại

Những kẻ phát triển phần mềm độc hại đã đưa ra một số chiến thuật khá thông minh để đánh lừa người dùng tải về các nội dung bị nhiễm bệnh. Một số phương pháp như đóng gói lại các ứng dụng, nơi mà kẻ gian có một ứng dụng hợp pháp, sửa đổi các nội dung, bao gồm mã, sau đó phân phối lại ứng dụng này trên một trang web tải về hoặc thị trường ứng dụng. Lookout cho biết rằng đây là phương pháp phổ biến nhất của các cuộc tấn công trong 2 quý đầu năm 2011.

Một phương pháp khác là kẻ gian sẽ cố ý “chôn” thông tin về một ứng dụng không mong muốn sâu trong EULA (được hiểu là một thỏa thuận giấy phép người dùng cuối cùng). EULA có thể dài hàng chục trang và hầu như chẳng ai quan tâm thực sự đọc chúng, đó chính là lý do khiến kẻ gian tận dụng để tấn công vào người dùng.

Hiện Lookout không cung cấp lời khuyên có giá trị để giúp đỡ người dùng giữ an toàn thiết bị của mình. Họ chỉ nói rằng người dùng nên tải các ứng dụng về từ một nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như một cửa hàng ứng dụng có uy tín hoặc trang web chủ của ứng dụng tải về.
 
Ngoài ra, sẽ là một ý tưởng tốt để thiết lập mật mã trên thiết bị trong trường hợp smartphone của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp. Dĩ nhiên, giữ smartphone an toàn dựa trên một công cụ bảo mật sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy hiểm.