Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý

29/04/2019 17:10 GMT+7

Trong bố trí nhà bếp có những chi tiết rất nhỏ nhưng nếu sai lầm có thể khiến bếp trông lộn xộn và kém hữu ích.

1. Sàn nhà bếp không phù hợp

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 1.

Sàn nhà bếp không phù hợp

Mặc dù sản gỗ công nghiệp được dùng phổ biến nhưng nếu dùng sàn gỗ công nghiệp ở bếp có thể gỗ lát sàn sẽ bị bật bong do ướt nước. Nếu lát sàn nhà bếp bằng gạch sẽ trông không ấm cúng, đi lại cảm thấy lạnh chân và nồi, bát, đĩa có thể bị vỡ tan khi rơi xuống. Cho nên, bạn có thể lát kết hợp cả gỗ và gạch như trong hình. Tuy nhiên phần gỗ nên cách xa bàn đá để không bị ướt.

2. Không có khoảng cách giữa các thiết bị nhà bếp


Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 2.

Không có khoảng cách giữa các thiết bị nhà bếp

Giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp điện phải có một vùng đệm. Ví dụ như bạn không nên đặt lò nướng cạnh tủ lạnh, tủ lạnh có thể bị hỏng nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên đặt bếp cách xa chỗ bồn rửa để tránh bị ướt nước.

3. Để hở phần chân dưới tủ bếp

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 3.

Để hở phần chân dưới tủ bếp

Nếu có một chân ở dưới tủ bếp có thể khiến bạn vất vả dọn dẹp các thứ rác, bụi dưới tủ hoặc những đồ bị rơi xuống chỗ hở. Nhà bếp của bạn trông sẽ gọn gàng hơn với tấm gỗ hơn 12cm lắp ở dưới chân.

4. Không đủ ánh sáng

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 4.

Không đủ ánh sáng

Ánh sáng là phần quan trọng của nhà bếp. Bếp sẽ trông rộng rãi hơn với cách bố trí ánh sáng hợp lý. Nếu tủ bếp có màu tối đừng quên lắp thêm đèn. Bạn nên lắp đặt thêm một số đèn với ánh sáng hắt từ mặt dưới tủ bếp xuống, tránh lắp ở trên trần, chú ý lắp đèn trên bàn ăn. Bạn cũng nên bố trí ổ cắm điện hợp lý. Nhà bếp nhiều ánh sáng sẽ thuận tiện cho việc nấu ăn.

5. Lắp tấm thủy tinh acrylic trong bếp sai cách

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 5.

Lắp tấm thủy tinh acrylic trong bếp sai cách

Một tấm thủy tinh acrylic giúp nhà bếp đẹp hơn, nhưng bụi bẩn có thể bám vào mặt sau kính. Nếu bạn tiết kiệm tiền mà mua kính giá rẻ có thể bị trầy xước khiến bếp của bạn không gọn gàng và đẹp. Nếu muốn dùng sản phẩm này, hãy mua tấm kính dài đừng mua loại được chia thành tấm nhỏ. Bạn nên chọn loại kính cường lực để đảm bảo độ bền.

6. Không tận dụng các góc tủ bếp

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 6.

Không tận dụng các góc tủ bếp

Bạn nên tận dụng các góc tủ đặc biệt khi nhà bếp có diện tích nhỏ. Khay xoay có thể thay thế các ngăn kéo không hữu ích. Bạn cần chú ý đến sự tiện lợi trước khi nghĩ đến chi phí tài chính. Vì điều này giúp tủ bếp sạch sẽ và để được nhiều đồ vào trong, dễ sử dụng thay vì ngăn kéo tối và rỗng.

7. Bồn rửa không tiện lợi

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 7.

Bồn rửa không tiện lợi

Điều quan trọng khi lắp bồn rửa là phải đảm bảo sự tiện lợi và hữu ích. Nếu bạn thích bồn rửa tròn đừng mua loại hình vuông. Bồn rửa rộng và được làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao là sản phẩm nên chọn. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng độ sâu của bồn rửa tốt nhất là hơn 17cm.

8. Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 8.

Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực

Bạn chỉ nên đặt tủ bếp ở trên tường có thể chịu lực. Nếu như tường là thạch cao thì tủ bếp không thể chịu được sức nặng. Vì vậy, bạn không nên mạo hiểm treo tủ lên tường thạch cao.

9. Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi

Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý - Ảnh 9.

Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi

Các đồ dùng nhà bếp không nên đặt quá cao hay quá thấp, tùy thuộc vào chiều cao của người dùng để có cách bố trí hợp lý nhưng tốt nhất ngang thắt lưng. Ví dụ bạn không nên đặt lò nướng sát sàn gỗ để tránh bị bỏng. Bạn nên bố trí lò nướng cao hơn sàn một chút, lò vi sóng cao hơn lò nướng nhưng vẫn có thể tiện khi dùng lò vi sóng.