Cổ phiếu bất động sản về đâu trong sự trượt dốc của thị trường chứng khoán?

15/07/2018 13:47 GMT+7

Kết thúc phiên giao dịch trung tuần tháng 7, VN-Index đóng cửa ở mức 909,72 điểm. Như vậy, VN-Index đã vượt lên trên 900 điểm sau khi đạt mức thấp nhất trong năm vài ngày trước đó.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phiên sụt giảm rất mạnh cùng với sự lao dốc của thị trường chứng khoán châu Á sau khi cuộc "chiến tranh thương mại" Trung – Mỹ leo thang.

Không nằm ngoài quy luật giảm điểm của thị trường các cổ phiếu bất động sản cũng không ngừng lao dốc, thậm chí giảm mạnh hơn rất nhiều so với mức giảm điểm chung của thị trường.

Nguyên nhân làm thị trường lao dốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm có một phần tác động động không nhỏ bởi sự bất ổn của kinh tế toàn cầu và các chính sách thương mại của Mỹ. Ngày 6/7 vừa qua là một ngày đáng nhớ khi Mỹ đã chính thức áp dụng mức thuế thêm 25% cho 818 dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn 99% mặt hàng này là các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng cuối cùng chỉ chiếm 1%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với những mặt hàng này trị giá khoảng 34 tỉ USD.

Ngược lại Trung Quốc cũng ra quyết định đánh thuế lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá hơn 30 tỉ USD. Hành động này của Mỹ và Trung Quốc đã đẩy cuộc "chiến tranh thương mại" lên một nấc thang mới khiến cho thị trường tài chính toàn cầu rúng động.

Không chỉ có vậy mới đây Tổng thống Donald Trump còn tuyên bố sẽ áp thêm 25% đối với 284 dòng sản phẩm trị giá 16 tỉ USD. Trong trường hợp cần thiết sẽ đánh thuế thêm 10% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỉ USD. Thậm chí Mỹ có thể đánh thuế thêm tất cả các sản phẩm trị giá 500 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với tính cách mạnh mẽ và "khó đoán" của Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người lo ngài viễn cảnh này có thể trở thành hiện thực và sẽ làm cho kinh tế thế giới chao đảo. Tuy nhiên, giới tài chính trên thế giới cũng phần nào bớt lo lắng khi mới đây Trung Quốc đã xuống nước kêu gọi Mỹ đàm phán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc vào phiên giao dịch cuối tuần này.

Bên cạnh mối lo ngại về chiến tranh thương mại kể trên thì một nguyên nhân sâu xa khác là tư việc có những dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn khó khăn hơn sau một khoảng thời gian phục hồi. Mỹ đã phải tăng lãi suất vì lo ngại lạm phát có thể tăng cao. Nhiều quỹ đầu tư đã bắt đầu rút vốn từ các thị trường mới nổi trên toàn cầu.

Đối với kinh tế trong nước cũng có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng đang bị chững lại. Mức tăng trưởng GDP quý 2 chỉ đạt 6,79% thấp hơn nhiều so với mức gần 7,49% (mức điều chỉnh) của quý 1. Bên cạnh đó cũng có dấu hiệu khác không lành mạnh đối với nền kinh tế là việc tỷ giá thời gian qua cũng tăng mạnh và lạm phát đang có dấu hiệu tăng trở lại. Trước bối cảnh đó, NHNN đang thực hiện một số chính sách để kiểm soát mạnh hơn dòng vốn trong nền kinh tế.

Nhìn lại nguyên nhân khiến cho thị trường khởi sắc vừa qua chúng ta cũng thấy có một số yếu tố không thực sự bền vững. Vào tháng 4-2018, VN-Index vượt mức 1.200 điểm, mức cao nhất của chỉ số này từ trước tới này. Việc VN-Index phục hồi mạnh bênh cạnh nguyên nhân bởi sự tích cực bởi kinh tế vĩ mô trong nước như việc quý 1-2018, còn do dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đổ vào nhiều khi liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, dòng vốn "nóng" từ việc cho vay margin của công ty chứng khoán cũng lên tới 40.000 tỉ và được xem là có đóng góp không nhỏ vào mức tăng của thị trường.

Như vậy, việc thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong vài tháng gần đây cũng là điều dễ hiểu. VN-Index đã giảm gần 30% kể từ mức đỉnh hồi tháng 4. Rất nhiều cổ phiếu đã giảm trên 50% giá trị… Vấn đề tiêu cực khác của thị trường là gần đây khối ngoài đã liên tục bán ròng và thanh khoản của thị trường đã giảm 50-60% so với trước đó và hiện giá trị giao dịch đạt 3.000 đến 4.000 tỉ đồng/phiên.

Cổ phiếu bất động sản về đâu trong sự trượt dốc của thị trường chứng khoán? - Ảnh 1.

VN-Index đã giảm rất mạnh sau khi tăng kể từ đầu năm 2016

Cổ phiếu bất động sản về đâu?

Thống kê cho thấy cổ phiếu bất động sản là một trong những nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thời gian qua. Nhiều cổ phiếu bất động sản đã giảm hơn 50% trong cơn sóng điều chỉnh của thị trường. Nhiều cổ phiếu tiếp tục chìm dưới đáy sâu dù thị trường bất động tăng mạnh trong vài năm gần đây.

Một trong những cổ phiếu giảm nhiều nhất là QCG của Quốc Cường Gia Lai. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần rồi QCG đang giao dịch quanh mức 7.670 đồng cổ phiếu, giảm 50% so với đầu năm. So với mức đỉnh gần 40.000 đồng/cổ phiếu đạt được cách đây 1 năm thì cổ phiếu này đã giảm tới gần 80% giá trị. Việc cổ phiếu QCG giảm không chỉ bởi sự lao dốc chung của thị trường chứng khoán còn do cổ phiếu này bị vướng vào việc mua bán đất doanh nghiệp nhà nước thiếu minh bạch và bị buộc phả trả lại đất.

Nhóm cổ phiếu bị giảm mạnh khác bởi Luật Đặc khu hành chính đặc biệt không được thông qua như LDG và CEO. Đây là 2 doanh nghiệp có những dự án đầu tư lớn ở Phú Quốc và đã tăng khá mạnh trước khi dự thảo luật trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 6 vừa rồi. Tuy nhiên, những cổ phiếu này đã sụt giảm mạnh khi Luật đặc khu bị hoãn lại. Cổ phiếu CEO đã giảm từ mức hơn 18.000 đồng/cổ phiếu, nay chỉ còn giao dịch quanh mức 12.000 đồng/cổ phiếu, LDG cũng giảm từ mức hơn 22.000 đồng/cổ phiếu nay chỉ còn quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu (giảm 60%).

Một loạt cổ phiếu bất động sản giảm mạnh khác là HAR, SJS, FCN, DIG, REE, DRH…. Đặc biệt ngay cả những cố phiếu ở mức rất thấp suốt thời gian qua cũng tiếp tục bị giảm sâu. "Ông trùm" nhà ở xã hội Hoàng Quân tiếp tục ngập sâu vào khó khăn. Cổ phiếu HQC hiện đang giao dịch quanh mức giá 1.800 đồng phiếu, giảm 31% so với đầu năm. Cổ phiếu lừng lẫy một thời là ITA của Công ty Tân Tạo cũng hiện đang giao dịch quanh mức chỉ có 2.250 đồng/cổ phiếu, giảm 32% so với đầu năm.

Cổ phiếu FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết dù được "PR" rất nhiều khi liên tục thông tin về việc làm các dự án khủng và thành lập hãng hàng không Bamboo Airways cũng chìm sâu trong cơn giảm giá của thị trường. Hiện FLC đang giao dịch dưới mức 5.000 đồng/cổ phiếu và chưa có dấu hiệu gì cho thấy sẽ khởi sắc trở lại. Người "anh em" của FLC là ROS thì thực sự là một thảm họa đối với những ai đang nắm giữ cổ phiếu này khi giảm từ mức gần 200.000 đồng vào cuối tháng 11 năm 2017 xuống còn chỉ chưa tới 40.000 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, nhiều chuyên gia đánh giá đây vẫn là mức cao của cổ phiếu này.

Trong cơn "tháo chạy" của dòng tiền khỏi thị trường chứng khoán đó chúng ta cũng chứng kiến một số cổ phiếu đã đi ngược dòng. Cổ phiếu VIC của Vin Group đã tăng gần 30% kể từ đầu năm đến nay. VIC là một trong những chiếu lớn hiếm hoi vẫn trụ vững trong cơn lốc giảm điểm thị trường thời gian qua. Cổ phiếu công ty con của Vin Group là VHM cũng có những thành tích khá ấn tượng.

Các chỉ tiêu tài chính và giá cổ phiếu của 20 công ty bất động sản có vốn hóa lớn nhất

Mã CK

 Giá

(đồng)

EPS

(đồng)

BVPS

(đồng)

P/E (lần)

P/B (lần)

 Khối lượng

(cp)

Vốn hóa

(tỷ đồng)

ROE (%)

VIC

104.000

1.458

14.274

67,34

5,2

401,400

331.929

9,12

VHM

110.000

759

14.011

0

0

56,020

294.757

14,33

VRE

36.550

2.719

20.641

179,8

3,65

606,140

69.484

7,99

NVL

51.100

1.444

16.766

358,8

3,35

587,870

46.371

17,45

KDH

29.450

4.605

27.541

201,92

2,16

89,340

11.422

9,49

REE

30.150

5.966

15.839

68,71

1,37

148,540

9.348

16,78

DXG

22.150

1.200

31.213

11,30

2,3

4,104,700

7.582

18,33

CII

28.000

2.506

13.321

3397,34

0,99

960,330

6.901

25,39

PDR

25.200

1.180

12.765

59,37

3,06

804,650

6.713

16,82

VPI

41.400

3.049

17.254

1029,54

3,09

225,400

6.624

35,14

VCG

14.800

3.470

23.218

214,55

1,36

185,840

6.537

17,52

NLG

28.500

1.312

19.730

182,93

1,59

187,680

5.982

15,58

KBC

11.200

1.752

16.262

180,35

0,68

1,849,350

5.261

6,62

LGC

26.000

12.952

19.928

82,42

1,13

5.014

5,32

HBC

20.800

2.457

24.914

42,75

2,24

697,050

4.051

39,99

PC1

32.000

830

12.139

27,95

1,32

16,110

3.694

9,71

DIG

14.350

648

12.628

673,07

2,12

1,094,290

3.418

6,9

FLC

4.950

859

14.298

44,63

0,49

9,738,860

3.379

4,46

SCR

8.260

11

10.976

384,98

1,56

422,620

2.619

6,78

ITA

2.290

3.085

15.174

-497,46

0,57

1,793,360

2.149

0,47

QCG

7.770

1.856

23.480

121,07

0,89

381,990

2.138

9,99

SJS

17.800

4.553

12.431

58,21

1,27

14,610

2.027

5,98

LDG

10.550

1.407

19.995

12,78

1,95

958,260

1.991

17,77

NBB

19.400

1.458

14.274

78,54

0,93

1.890

4,4