Ảnh minh hoạ.
TS. Phạm Anh Khôi, Tổng giám đốc Công ty Tài chính VINA phân tích: “Sự tăng vượt bậc của các dự án M&A vừa qua là sự ghi nhận rất lớn của sức hấp dẫn bất động sản với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tôi chỉ lưu ý đối với các nhà đầu tư này, khẩu vị cũng rất khác. Họ ưu tiên và chỉ quan tâm các dự án đã hoàn thiện về mặt pháp lý rồi. Vị trí ở các khu vực trung tâm như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Sự đầu tư sẽ tập trung ở những khu vực đông đúc, triển vọng”.
Bà Lê Thị Phương Lan, Trưởng Bộ phận Tư vấn Đầu tư của Công ty tư vấn BĐS Savills Hà Nội, nhìn nhận, khả năng năm nay Việt Nam tiếp tục ghi nhận tình hình hoạt động M&A tích cực. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản xếp thứ 2 toàn ngành khi thu về tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% thị phần. Tuy vậy, do thị trường M&A là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình này.
Nói chung, nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào luật thuế ở Việt Nam để cơ cấu lại nguồn vốn, làm sao tối ưu hoá nguồn vốn của họ. Đó là cách họ tránh rủi ro tại những quốc gia mà họ đầu tư. Trên thế giới, câu chuyện này là bình thường. Nhà đầu tư ngoại cũng áp dụng chiêu thức đầu tư này rất nhiều tại thị trường Việt Nam.
Khi có rủi ro kinh tế, đơn cử như lạm phát, họ có thể bán doanh nghiệp ở Việt Nam hoặc nước ngoài để tránh lạm phát. Vấn đề đặt ra, liệu nhà đầu tư ngoại có rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam?
Nhận định về các dòng vốn trong năm nay, ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, cho rằng năm 2022, nguồn vốn duy nhất còn sáng là nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp, mua nhà xưởng tiếp tục có vốn phát triển.
Trong một diễn biến liên quan, thông tin mới nhất về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ 2 trong 18 ngành nghề thu hút được vốn FDI đầu tư.