Đây là một phần trong kết quả nghiên cứu phân tích tác động của bức xạ từ điện thoại di động với người sử dụng của các nhà nghiên cứu thuộc Trường Yale.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS. Hugh S. Taylor, giám đốc của Phân viện nội tiết sinh sản và vô sinh thuộc Khoa phụ sản và Khoa học sinh sản tại trường Yale đã tiến hành thí nghiệm cho những con chuột mang thai tiếp xúc trực tiếp với bức xạ điện thoại di động bằng cách đặt một chiếc điện thoại được tắt tiếng đang nhận cuộc gọi trên một chiếc lồng chuột. Đồng thời một lồng chuột khác cùng các điều kiện tương tự nhưng với chiếc điện thoại ngừng hoạt động để tạo nhóm đối chứng.
Một bộ pin kiểm tra đo lường hoạt động điện não của chuột trưởng thành từ những con chuột tiếp xúc với bức xạ khi còn là bào thai cho thấy chúng có xu hướng hiếu động hơn và có bộ nhớ kém hơn khi so sánh với nhóm đối chứng.
Mặc dù bệnh rối loạn tăng hiếu động - giảm chú ý (ADHD) được dựa trên hành vi và không được phân loại như bệnh thần kinh nhưng hình ảnh cộng hưởng từ tính vỏ não của các con chuột chịu thí nghiệm trên cho thấy sự chậm trễ phát triển khu vực não trước trán. Taylor cho rằng những thay đổi hành vi ở những con chuột đến từ sự tác động của bức xạ điện thoại di động vào sự phát triển của tế bào thần kinh ở vỏ não trước trán trong thời kỳ mang thai.
TS. Taylor cho biết: "Đây là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên cho thấy ảnh hưởng về hành vi khi trưởng thành do thai nhi tiếp xúc với bức xạ tần số vô tuyến của điện thoại di động trong thực tế. Chúng tôi đã chỉ ra rằng các vấn đề hành vi ở chuột tương tự như bệnh ADHD ở trẻ em có nguyên nhân do tiếp xúc với điện thoại di động trong bụng mẹ. Sự gia tăng rối loạn hành vi ở trẻ em có thể là một phần do thai nhi tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động".
Tuy nhiên Taylor cũng thừa nhận cần phải nghiên cứu thêm trên cơ thể con người để xác định cụ thể nguy cơ mắc bệnh ADHD do bức xạ điện thoại di động cũng như việc giới hạn các tiếp xúc an toàn trong thời kỳ mang thai.