Microsoft là gã khổng lồ công nghệ mới nhất nhắm vào Motorola Mobility, công ty đã được mua lại bởi Google với giá 12,5 tỉ USD, đang lạm dụng quy ước FRAND trong vấn đề công bằng, hợp lí và không phân biệt đối xử.
Microsoft đã đệ đơn kiện lên cơ quan giải quyết cạnh tranh không công bằng của Ủy ban châu Âu chống lại Motorola, lập luận rằng công ty không được cấp bằng sáng chế thiết yếu về điều kiện công bằng và hợp lí. Đơn khiếu nại liên quan đến bằng sáng chế của Motorola trong việc tổ chức các vấn đề liên quan đến vấn đền truy cập và phát web video cho các thiết bị nhất định, bao gồm những thiết bị chạy hệ điều hành Windows và Xbox.
Theo phát biểu của Phó chủ tịch Microsoft, ngài Dave Heine, cho biết Motorola đang lợi dụng các quy ước FRAND trong việc yêu cầu hãng gỡ bỏ các sản phẩm của mình ra khỏi thị trường, hoặc đơn giản là loại bỏ các tiêu chuẩn dựa trên khả năng chơi video và kết nối không dây. Cơ sở duy nhất cho những hành động này là các sản phẩm phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn công nghiệp được Motorola đưa ra và phải đạt sự chấp thuận của hãng.
Heiner cho biết, Motorola đã buộc Microsoft phải trả 22,5 USD tiền bản quyền cho mỗi máy tính xách tay có giá 1.000 USD. Những máy tính xách tay này được phát triển dựa trên 50 bằng sáng chế của Motorola để hỗ trợ các tiêu chuẩn video H.264. Để sử dụng tiêu chuẩn này, Microsoft cho biết sẽ cần phải nhận được bằng sáng chế dựa trên dự luật FRAND từ 29 công ty khác nhau. Những công ty này tính phí cho Microsoft với chi phí 2 cent cho mỗi bằng sáng chế, với con số tổng cộng là 2.300 bằng sáng chế.
Đây không phải là lần đầu tiên Motorola bị cáo buộc đã lạm dụng dự luật FRAND. Đầu tháng Hai, sau khi bị mất quyền bán hàng tại Đức, Apple đã khởi kiện Motorola đã lạm dụng FRAND để ngăn chặn sự phát triển máy tính bảng và smartphone của hãng. Apple cho rằng Motorola đã liên tục từ chối việc cấp giấy phép bằng sáng chế này cho Apple dựa trên các điều khoản hợp lí, mặc dù bằng sáng chế này được tiêu chuẩn hóa trong 7 năm trước đó.
Trong phản ứng của mình, Motorola cho biết hãng đã cố gắng rất nhiều trong những năm qua để có một điều khoản cấp phép công bằng với Apple, nhưng nhà sản xuất iPhone này đã từ chối. Theo hãng, Apple đã từ chối và tập trung cho các vụ kiện của họ với Android, khiến hãng không còn một sự lựa chọn nào khác hơn là tìm kiếm một quyền thực thi về danh mục đầu tư bằng sáng chế để bảo vệ mình. Họ hi vọng rằng sẽ tập trung cấp phép bằng sáng chế hơn là tham gia vào các vụ kiện tụng.
Heiner cho biết, sự tham gia của Google với Motorola có thể là một điều xấu cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Ông cho rằng, các cam kết gần đây giữa Microsoft và Apple đều hướng đến mục tiêu tạo ra các sản phẩm dựa trên một tiêu chuẩn bằng sáng chế cần thiết, trong khi đó Google lại không sẵn sàng cho việc này, đó chính là lí do giải thích vì sao điệp khúc "Google đã giết video trên web" xuất hiện nhiều trên web.
Tuy nhiên, Microsoft không nhất thiết phải là một nạn nhân trong thế giới của cuộc chiến bằng sáng chế. Gã khổng lồ phần mềm trong vài năm qua đã bảo đảm tốt công việc của mình với hơn 1.000 giao dịch với các công ty trong việc nhường quyền sử dụng giấy phép bằng sáng chế, đặc biệt là thành công với các nhà cung cấp điện thoại Android. Heiner thừa nhận rằng có hơn 70% các thiết bị Android được cấp phép sử dụng danh mục đầu tư bằng sáng chế của Microsoft.
Motorola là một trong một vài nhà cung cấp Android đã không chơi đẹp với Microsoft. Thay vì cấp giấy phép bằng sáng chế cho công ty phát triển phần mềm, Motorola đã quyết định nhảy sang cuộc chiến tại các tòa án. Trong tháng 12/2011, thẩm phán Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã nhận được đơn kiện từ Microsoft khi cho rằng Motorola đã vi phạm một trong bảy bằng sáng chế mà Microsoft đang nắm giữ. Mặc dù cho đến nay ITC vẫn chưa đưa ra kết luận nhưng rõ ràng trong tương lai sẽ còn khá nhiều cuộc chiến qua lại giữa 2 bên.
Heiner cho rằng, Motorola đã phá vỡ lời hứa của mình mà đi theo con đường sử dụng bằng sáng chế tiêu chuẩn để giết trên video trên nền web, và Google vẫn chưa có ý định thay đổi quan niệm này.