McDougall cho rằng, Microsoft đang có ý định áp dụng các mô hình hoạt động giống như Apple để giúp công ty phát triển sản phẩm tốt hơn, có nghĩa là công ty có thể kiểm soát nhiều hơn mảng đầu vào.
Để bắt đầu, Microsoft đã sẵn sàng chấp nhận nguy cơ tẩy chay hội đồng từ các đối tác OEM bằng cách tung ra tablet Surface mới của mình. Hãng cũng lập kế hoạch riêng cho việc phát hành một điện thoại Windows Phone 8 và tablet 7 inch như là một phiên bản nhỏ hơn của Surface hiện tại hoặc có thể là tablet tích hợp khả năng chơi game của Xbox.
Chính điều này khiến Microsoft quyết tâm nhảy vào lĩnh vực phần cứng, và mục tiêu đầu tiên của gã khổng lồ phần mềm này chính là hoạt động theo mô hình tương tự Apple, để tạn dụng lợi thế tốt của đại gia đình thiết bị Windows như hiện nay.
Chất lượng và số lượng của các sản phẩm có thể thúc đẩy một đế chế Windows để mở rộng không gian hoạt động. Điều này càng được chứng tỏ khi Microsoft không hề muốn bị yếu kém so với các đối thủ, thậm chí bản thân Google cũng đã tạo ra một hệ sinh thái Android vững chắc, chính vì vậy mục tiêu của Microsoft là xem xét một cách nghiêm túc nhất trong chiến lược để kinh doanh.
Việc mua lại Nokia được McDougall lý giải vì cơ bản sẽ giúp Microsoft sản xuất được các sản phẩm thực sự rẻ nhờ vào những bằng sáng chế có sẵn với giá trị vào khoảng 14 tỷ USD. Trong khi đó, việc mua lại Nvidia được McDougall lý giải sẽ giúp Microsoft nhận được lượng tài sản thiết kế chip để cạnh tranh với Apple, chịu trách nhiệm thiết kế bộ xử lý ARM A-series cho iPhone và iPad. Redmond có một mối quan hệ lâu dài với Nvidia, và báo cáo trong tháng 6 năm ngoái cũng cho biết Microsoft đã từ chối một thỏa thuận mua lại nhà sản xuất chip này.
Con số giá trị của Nvidia mà Microsoft có thể bỏ ra để mua lại vào khoảng 14 - 15 tỷ USD. Và với số tiền mà Microsof đang sở hữu là 66 tỷ USD, công ty hoàn toàn có thể chi ra để kéo 2 ông trùm này về với mình.
Tuy nhiên, lập luận của McDougall cũng cần phải suy nghĩ lại. Hãy nhớ rằng mô hình của Hewlett-Packard áp dụng theo chân Apple hiện mang lại rất nhiều khó khăn cho hãng. Trong khi đó, Microsoft cũng từng gặp rắc rối trong các thương vụ mua lại mà cụ thể là thỏa thận vào năm 2007 khi hãng mua lại aQuantive dẫn đến việc ảnh hưởng đế việc lỗ 6,19 tỷ USD trong quý tài chính thứ 4 và đó là quý thua lỗ đầu tiên của công ty.
Ngoài ra còn có bức tranh kinh tế vĩ mô cần được xem xét. Vẫn còn rất nhiều sự không chắc chắn trong thị trường toàn cầu như sự phục hồi kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và sau đó là cuộc suy thoái lịch sử vẫn còn phục hồi chậm chạp. Điều này khiến một số công ty như Microsoft phải giảm một nửa dự trữ tiền mặt của mình để theo đuổi một mô hình kinh doanh mà liệu sẽ chỉ có các công ty công nghệ mới có thể phục hồi sự thành công?
Theo nhà phân tích Patrick Moorhead của Moor Insights & Strategy cho biết, ông không rõ lắm về các rủi ro thương mại mà Microsoft sẽ đối diện khi mua Nokia và thậm chí không bận tâm đến việc giải quyết các khái niệm căn bản trong thỏa thuận giữa Microsoft với Nokia.
“Có thể Microsoft sẽ hướng đến các thiết bị truyền thông và dịch vụ. Nếu như vậy, mua Nokia chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu, nhưng nó cũng sẽ rất nguy hiểm cho Microsoft”, ông nói.
Jack Gold đến từ J. Gold Associates cũng tập trung vào các yếu tố của Nokia với sự quan tâm tương tự. Để bắt đầu, ông đặt câu hỏi liệu bắt chước Apple thì Microsoft sẽ đưa ra một ý tưởng hay lý thuyết cho việc sản xuất các thiết bị như của nhà sản xuất iPhone hay không?
Ông cho rằng: “Microsoft không nên mua Nokia vì điều này có lẽ sẽ là xấu cho cả hai, và cho cả Windows Phone nói chung. Không chỉ có vậy, Microsoft sẽ không thực sự quan tâm nếu họ bỏ ra khoản tiền để tập trung cho nhiều nền tảng như hệ điều hành, dịch vụ,… giống như những gì mà Google đã làm”.
“Cuối cùng, Microsoft có thể sẽ tích cực trong việc kinh doanh phần cứng, nhưng sẽ phải cạnh tranh với các đối tác OEM, bỏ bê phát triển phần mềm như Windows, đó sẽ là một tác động tiêu cực, hoặc đơn giản làm người dùng hoàn toàn nhầm lẫn, đó là điều không bao giờ tốt cho thị trường”.