Năm nay, Hội đồng giám khảo rất quan tâm đến vấn đề khảo sát thực tế với nhóm sản phẩm CNTT Thành công. Qua vòng sơ khảo, chỉ có 5 sản phẩm CNTT đã ứng dụng thành công trong thực tế được lọt vào vào vòng Chung khảo. Kết quả, sản phẩm “Cổng thanh toán chứng khoán trực tuyến (BIDV@SECURITIES)” của nhóm tác giả đến từ Trung tâm CNTT BIDV đã được trao Giải Ba, cũng là giải thưởng cao nhất trong nhóm sản phẩm CNTT Thành công 2012.
Trao giải thưởng cho các sản phẩm CNTT đoạt giải Nhân tài Đất Việt 2012. Ảnh: BTC
Trong nhóm sản phẩm CNTT Thành công 2012, 4/5 sản phẩm còn lại được trao giải Khuyến khích. Đó là: “Thiết bị cảnh báo trộm và định vị xe gắn máy thông qua ĐTDĐ S-Bike” của nhóm tác giả Công ty CP Giải pháp SETECH Việt; “Phần mềm điều hành và dựng hình ảnh X-Quang kỹ thuật số (DROC - Digital Radiography Operation Console)” của nhóm tác giả Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Việt Ba; “Hệ thống kinh doanh quản lý bán tour” của nhóm tác giả đến từ Công ty Vietravel; “Hệ thống phần mềm quản lý trường học trực tuyến tích hợp sổ liên lạc điện tử” của nhóm tác giả công ty Cổ phần Phần mềm Quảng Ích.
Có 9/175 sản phẩm nhóm CNTT Triển vọng giành quyền lọt vào vòng chung khảo và được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao. Trong đó, một số sản phẩm đã được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. Theo đánh giá của Hội đồng Giám khảo, so với các năm trước, các sản phẩm tham dự nhóm CNTT Triển vọng 2012 hầu hết đã hoàn thiện hơn rất nhiều.
Cũng như nhóm sản phẩm CNTT Thành công, năm nay nhóm giải thưởng CNTT Triển vọng không có giải Nhất. 2 sản phẩm đã xuất sắc giành được 2 giải Nhì là “Hệ thống biến báo điện tử thành báo nói ViNAS” của nhóm SYCO đến từ Công ty TNHH giải pháp sáng tạo và nghiên cứu tiên tiến iSolar và “Hệ thống trả lời tự động bằng giọng nói (VIS)” của nhóm tác giả thuộc phòng thí nghiệm AILab-ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM. Theo đánh giá của Hội đồng Giám khảo, đây là 2 sản phẩm có tiềm năng ứng dụng cao.
Hai sản phẩm khác là “Giải pháp sách giáo khoa điện tử Classbook” của Công ty CP sách điện tử giáo dục EDC và “Hệ thống quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (QMC-E.TEST)” của nhóm tác giả đến từ ĐH Công nghiệp Hà Nội đã giành được giải Khuyến khích trong hệ thống sản phẩm CNTT Triển vọng.
Ngoài ra, BTC cũng đã chọn trao 2 giải thưởng phụ “Sản phẩm của học sinh phổ thông có triển vọng” cho sản phẩm “Phần mềm tương tác Tiếng Việt VS2D” của học sinh Nguyễn Hoàng Hải, lớp 11 THPT Khoa học tự nhiên Hà Nội và giải phụ “Sản phẩm có ý nghĩa xã hội nhân văn có triển vọng” đã được trao cho sản phẩm “Hệ thống tìm người thân thất lạc ứng dụng công nghệ tin sinh học” của nhóm tác giả Công ty CP Công nghệ sinh học Bionet.
Có 9/175 sản phẩm nhóm CNTT Triển vọng giành quyền lọt vào vòng chung khảo và được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao. Trong đó, một số sản phẩm đã được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. Theo đánh giá của Hội đồng Giám khảo, so với các năm trước, các sản phẩm tham dự nhóm CNTT Triển vọng 2012 hầu hết đã hoàn thiện hơn rất nhiều.
Cũng như nhóm sản phẩm CNTT Thành công, năm nay nhóm giải thưởng CNTT Triển vọng không có giải Nhất. 2 sản phẩm đã xuất sắc giành được 2 giải Nhì là “Hệ thống biến báo điện tử thành báo nói ViNAS” của nhóm SYCO đến từ Công ty TNHH giải pháp sáng tạo và nghiên cứu tiên tiến iSolar và “Hệ thống trả lời tự động bằng giọng nói (VIS)” của nhóm tác giả thuộc phòng thí nghiệm AILab-ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM. Theo đánh giá của Hội đồng Giám khảo, đây là 2 sản phẩm có tiềm năng ứng dụng cao.
Hai sản phẩm khác là “Giải pháp sách giáo khoa điện tử Classbook” của Công ty CP sách điện tử giáo dục EDC và “Hệ thống quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (QMC-E.TEST)” của nhóm tác giả đến từ ĐH Công nghiệp Hà Nội đã giành được giải Khuyến khích trong hệ thống sản phẩm CNTT Triển vọng.
Ngoài ra, BTC cũng đã chọn trao 2 giải thưởng phụ “Sản phẩm của học sinh phổ thông có triển vọng” cho sản phẩm “Phần mềm tương tác Tiếng Việt VS2D” của học sinh Nguyễn Hoàng Hải, lớp 11 THPT Khoa học tự nhiên Hà Nội và giải phụ “Sản phẩm có ý nghĩa xã hội nhân văn có triển vọng” đã được trao cho sản phẩm “Hệ thống tìm người thân thất lạc ứng dụng công nghệ tin sinh học” của nhóm tác giả Công ty CP Công nghệ sinh học Bionet.