Điểm chuẩn benchmark chỉ là một yếu tố mang tính tham khảo.
Trước đó 2 trang tin công nghệ ArsTechnica và AnandTech cho rằng Samsung đã dùng "chiêu" giúp Galxy Note 3 có được điểm chuẩn benchmark cao hơn từ 20 đến 50%. Để làm được điều này Sammsung đã thiết lập xung nhịp 4 nhân của bộ xử lý lên mức cao nhất (2,3 GHz) trong các bài kiểm tra Geekbench, Quadrant và Antutu. Điều này giúp thiết bị của Samsung đạt điểm số vượt trội, thậm chí cao hơn nhiều so với Xperia Z1 hay LG G2 (chíp Snapdragon 800 xung nhịp 2,3 GHz, có RAM 2GB).
Theo ArsTechnica dù Galaxy Note 3 có dung lượng RAM cao hơn (3GB) thì cũng không giúp máy đạt được điểm cao như vậy. Tuy nhiên, với cấu hình trên, Note 3 vẫn vượt trội hơn về điểm số nhưng chênh lệch không nhiều.
Để tránh hiểu nhầm, mới đây phía Samsung cũng đã có phần hồi và cho rằng: "Đây không phải là chủ ý nhằm phóng đại kết quả benchmark khi hãng tiến hành kiểm tra trên các ứng dụng chấm điểm", mà chỉ là cách hãng cho thấy "Các Galaxy Note 3 có thể đạt được tần suất tối đa của CPU và GPU khi chạy các tính năng yêu cầu hiệu suất cao, nhằm đem lại trải nghiệm cao nhất có thể cho người dùng".
Vì trên thực tế các thiết bị di động không bao giờ được thiết lập sẵn để chíp xử lý có thể chạy với hiệu suất cao nhất vì nhiều lý do như tiết kiệm điện năng, nóng máy... Do đó trên các phiên bản phát hành các thiết bị sẽ không thể đạt được số điểm chuẩn như vậy trừ khi người dùng muốn can thiệp như Samsung.