Lý do đó là đất hiếm. Đất hiếm là hợp kim được sử dụng để chế tạo vật liệu siêu dẫn, nam châm vĩnh cửu… nên được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm và thiết bị công nghệ.
Theo tờ báo The New York Times, hiện Trung Quốc đáng chiếm giữ khoảng 95 đến 97% nguồn tài nguyên đất hiếm của toàn thế giới, bên cạnh đó, việc chính phủ Trung Quốc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu nguồn tài nguyên này càng khiến cho giá đất hiếm tăng cao hơn trên thị trường ngoài Trung Quốc.
Ngày càng nhiều các hãng công nghệ đặt nhà máy của mình ở Trung Quốc
Các công ty chỉ có thể được miễn hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc bằng cách sản xuất các sản phẩm sử dụng đất hiếm trong phạm vi lãnh thổ của nước này. Do vậy, các hãng công nghệ, đặc biệt là Apple, lựa chọn các nhà máy tại Trung Quốc để lắp ráp và sản xuất các sản phẩm của mình.
Mặc dù không rõ chính xác vai trò của đất hiếm trong việc lắp ráp iPad và iPhone do tính chất bí mật công nghệ của Apple, tuy nhiên theo tiến sĩ Tim Coombs của trường đại học Cambridge (Anh) thì đất hiếm được sử dụng trong chế tạo pin cũng như “một phần đất hiếm được sử dụng để tạo nên những màu sắc khác nhau trên màn hình”.
Bên cạnh đó, theo trang công nghệ iFixit thì nguyên tố Neodymium trong đất hiếm được sử dụng trong iPad và tấm bảo vệ smart cover.
Bởi vì giá thành của đất hiếm ngày càng đắt đỏ trong khi Trung Quốc ngày càng kiểm soát gần như hoàn toàn nguồn vật liệu này, các công ty khai khoáng của Mỹ đã lên kế hoạch để tìm kiếm và khai thác những nguồn tài nguyên đất hiếm mới trong tương lai gần.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình khan hiếm của nguồn tài nguyên đất hiếm, và đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chống lại chính sách quản lý và thắt chặt nguồn tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng cho đến khi chính phủ Trung Quốc có hành động thay đổi chính sách, ngày càng nhiều các hãng công nghệ di dời và đặt nhà máy lắp ráp thiết bị của mình đến Trung Quốc.