Ảnh minh họa
Hít phải mùi sơn tường độc hại, sống trong môi trường sử dụng sơn không phù hợp là những nguyên nhân khiến người dùng gặp nguy cơ về sức khỏe.
Sơn nước có cấu tạo gồm 4 thành phần chính là chất tạo màng, bột màu, dung môi và phụ gia. Trong đó, dung môi và phụ gia là loại hóa chất khi tiếp xúc với oxy ngoài không khí sẽ gây phản ứng tạo nên hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs
Nếu hít phải một lượng lớn VOCs sẽ gây nên hiện tượng chóng mặt, buồn nôn. Về lâu dài sẽ gây ra bệnh lý về hô hấp và các chứng bệnh mất trí nhớ, gây tổn thương đến hệ thần kinh hay các dị tật bẩm sinh, nguy cơ ung thư cao.
Mặc khác, trong thành phần của sơn nước nội thất, chì và thuỷ ngân giúp gia tăng độ mịn, độ bám dính và bền màu, đặc biệt trong những gam màu nóng. Tuy nhiên, đây lại là những kim loại độc đối với sức khỏe người sử dụng.
Nhằm bảo vệ tối đa mọi thành viên trong gia đình khỏi tác động từ virus và vi khuẩn, người tiêu dùng Việt đang ngày càng ưa chuộng những sản phẩm sơn nội thất có tính năng kháng khuẩn, bền màu và thân thiện môi trường.
Nếu như trước đây, vật liệu chỉ cần đáp ứng đủ công năng, phù hợp với túi tiền là được thì nay, đảm bảo sức khỏe là tiêu chí được đưa lên hàng đầu của nhiều gia đình. Cùng với đó, việc tăng cường vệ sinh không gian sống sẽ giúp loại bỏ nhiều nguy cơ bệnh do vi khuẩn gây ra, từ đó nâng cao sức khỏe cho cả gia đình.
Trên thực tế, các bức tường và không gian trong nhà là nơi chúng ta tiếp xúc nhiều nhất trong ngày. Bề mặt tường trong nhà rất dễ bám bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn… có thể gây nên các bệnh hô hấp và tiêu hóa.
Với các gia đình có con nhỏ, đây là mối lo lắng hàng đầu bởi các bé thường tiếp xúc trực tiếp với tường sơn, dẫn đến việc vô tình tiếp xúc trực tiếp với các mầm bệnh.
Khi lựa chọn sơn, ngoài tiêu chí đẹp, sơn còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ dài lâu cho công trình. Với những tiêu chí này, xu hướng sử dụng sơn tại các công trình hiện nay hướng đến các dòng sơn cao cấp có khả năng kháng khuẩn và chống thấm công trình.