Ảnh minh họa
Trọng lượng nhẹ
Vật liệu nhôm có trọng lượng riêng tương đối nhẹ, giúp cho việc thi công, lắp đặt, di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Với cùng một khả năng chịu lực, trọng lượng của một tấm nhôm bằng một nửa đến 2/3 trọng lượng tấm thép và nhỏ hơn bê tông cốt thép tới 7 lần. Điều này làm giảm thiểu được sức nặng công trình, tối ưu an toàn trong quá trình thi công.
Khả năng chống ăn mòn
Nhôm là kim loại bền vững, có khả năng chống ăn mòn và không bị mất các đặc tính vật lý trong điều kiện nhiệt độ từ –80°C đến +300°C. Do vậy, các cấu trúc bằng nhôm ít bị phá hủy trong hỏa hoạn hay không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Tính thẩm mỹ cao
Vật liệu nhôm dễ tạo hình, nên có thể dùng cho nhiều hình dáng nhà khác nhau. Bên cạnh đặc tính bền chắc, các sản phẩm nhôm còn có khung sơn bền đẹp, đều màu.
Trong xây dựng hiện đại, các thanh nhôm được sơn mạ rất nhiều màu như màu gỗ, màu xám, màu đen, màu ánh kim… Điều này tạo ra các hiệu ứng đa dạng và dễ phối với nội thất trong kiến trúc hiện đại.
Một lợi thế khác của vách nhôm kính là giúp giải phóng tầm nhìn, mang lại nét hiện đại, thoáng đãng cho kiến trúc. Hơn thế, nhôm là công cụ cho sự sáng tạo không giới hạn của các kiến trúc sư nhờ khả năng dễ định hình nhưng vẫn đảm bảo kết cấu.
Tuổi thọ cao, ít bảo trì
Bên cạnh tính thẩm mỹ, nhôm cũng được ưa chuộng nhờ tính bền vững. Nhôm là một trong những vật liệu bền vững, có vòng đời sử dụng dài lâu. Chính vì thế, các vật dụng bằng nhôm được nhiều kiến trúc sư đánh giá là loại vật liệu có khả năng góp phần vào sự phát triển bền vững cho cộng đồng.
Thân thiện với môi trường
Theo Hiệp hội Nhôm Thế giới, 75% sản lượng nhôm từng sản xuất vẫn còn được dùng cho đến tận ngày nay.
Việc tái chế nhôm chỉ mất 1/5 năng lượng so với sản xuất, điều này vừa giảm khí thải carbon vừa tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường.
Ứng dụng của nhôm trong trong nội ngoại thất
Hiện nay, vật liệu nhôm được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc nội, ngoại thất cho các công trình và đang là xu hướng xây dựng mới, bền vững với môi trường hơn.
Cụ thể, nhôm được sử dụng kết hợp với kính cường lực, kính dán an toàn để làm cửa đi, cửa sổ, khung sườn nhôm, vách ngăn, mặt dựng, mái hiên.
So với các chất liệu khác, nội thất từ nhôm có thời gian sử dụng lâu dài, lên đến hàng chục năm, không mối mọt, không rỉ sét, giá cả hợp lý. Chính vì thế, nhôm còn được ứng dụng trong nội thất như làm tủ quần áo, tủ bếp...
Xu hướng xây nhà với cửa nhôm kính
Hiện nay, sản phẩm nhôm kính bắt đầu xuất hiện rộng rãi và trở nên quen thuộc tại thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam. Cửa nhôm kính là loại vật liệu có thể sử dụng cho cả các công trình lớn lẫn công trình nhà ở riêng lẻ
Kết cấu của loại cửa này gồm hệ thống rãnh thoát nước mưa kèm theo joint cao su (ron cao su dùng để làm kín, chống ồn, chống thấm) khít kín với khuôn cửa có tác dụng làm cho nước mưa không đọng lại.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thị trường nhôm kính hiện có rất nhiều loại từ bình dân cho tới cao cấp.