Tại Hội thảo “Sức hút đô thị biển” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 14-10, các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam rất tiềm năng, vấn đề là cần có quy hoạch tổng thể từ hạ tầng giao thông, đến kết nối các khu du lịch, và đặc biệt là cần có những nhà đầu tư có tiềm lực, có tâm huyết thì bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ cất cánh.
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam, nếu nhà đầu tư không có tiềm lực, không có tham vọng thì sau khi địa phương phân bổ dự án thì họ rào lại, bán vé thu tiền và chấm hết. Trong khi nền kinh tế cần những doanh nghiệp tốt, có năng lực quản trị, tiềm lực tài chính. Đặc biệt, khu đô thị biển cần đi cùng tiện ích thương mại, lưu trú, thể thao chứ không phải vì chỉ xây toà hay phân vài chục nền nhà rồi gom dân cư vào ở hỗn tạp thì gọi là khu đô thị biển”
Nghị quyết 36 của Chính phủ về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030 tầm nhìn 2045 đã nhấn mạnh Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, đóng góp 10% GDP và 28 tỉnh ven biển, chiếm 65-70% GDP cũng như thu nhập gấp 1, 2% lần cả nước. Nhưng thực tế còn nhiều hạn chế khi 19 khu kinh tế ven biển chủ yếu tập trung vào công nghiệp nặng, thâm dụng năng lượng, thâm dụng lao động.
Vì vậy, ông Tuấn trích câu nói của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rằng: Không có tuyến phòng thủ nào vững chắc bằng tuyến phòng thủ là một nền kinh tế mạnh, để nói rằng kinh tế biển là một trong những thế mạnh của địa phương và quốc gia. Đặc biệt, theo ông Tuấn, cần phân bổ nguồn vốn chứ không nên “bỏ trứng vào một rổ”. Ngoài TP HCM thì các khu vực lân cận như Đồng Nai, Phan Thiết đang là địa chỉ tiềm năng. “Second home là kênh đáng đầu tư vì đây là kênh mới, nâng cao giá trị cuộc sống, tiện ích tương lai và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng tốt cho người dân có thu nhập ổn định....
Trong khi đó, ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc DKRA Việt Nam, cho rằng 10 năm qua thị trường bất động sản biển đã có nhiều thay đổi. Sau suy thoái trước 2013 thì thị trường hồi phục lại từ 2014. Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam thời gian trước gắn liền resort, condotel nưng chỉ quy mô nhỏ, chưa đa dạng. Gần đây thị trường đã phát triển mạnh, nhiều chủ đầu tư trong nước đã tham gia nhưng gặp dịch Covid 19, làm ảnh hưởng ngành du lịch cũng như bất động sản nghỉ dưỡng. “năng lực triển khai của một số chủ đầu tư mới chưa làm yên tâm người mua. Tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông chưa kịp nhu cầu phát triển. Vấn đề tác động môi trường tự nhiên như rừng, biển và biến đổi khí hậu là điều đáng lo nhất là trong vào chục năm tới.
Xét 2-3 năm tới theo ông Lâm nếu có thay đổi pháp lý với loại hình condotel thì thị trường sẽ có thêm vài ngàn căn dù xu hướng 2020 của loại hình này đang giảm.
Theo ông Lâm, thời gian tới, cần định vị lại thị trường bất động sản biển, phải xác định đây có phải là thị trường để mua đi bán lại các sản phẩm như đầu tư bất động sản nhà ở không. Quy hoạch đo thị bày bản, đầy đủ chức năng, đồng bộ, kết nối giao thông, bảo vệ môi trường và di sản văn hoá, lịch sử cũng như di sản thiên nhiên, đồng thời cần ban hành quy định rõ ràng, chi tiết về chức năng, quyền lợi, trách nhiệm cho các chủ thể liên quan...
Đại diện Savills Việt Nam, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc SavillsHotel Châu Á Thái Bình Dương, cho rằng chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao nhiều người đi Thái Lan du lịch rồi vẫn quay lại, còn đa số Việt Nam khách đến 1 lần rồi đi. Là bởi vì ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam chưa ổn, Việt Nam cần cố gắng tạo ra sản phẩm di lịch đa dạng với nhiều loại hình giải trí, đồng thời kết nối các địa phương, các khu du lịch với nhau tốt để khách có thể đến địa điểm ở 2-3 tuần. Từ đó các sản phẩm bất động sản mới hấp dẫn được người mua. Chứ thực tế họ còn ngại thì thị trường sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng, cho rằng tiềm năng dù rất lớn nhưng phải có trọng tâm trong đầu tư phát triển, không thể làm tràn lan theo phong trào dẫn đến dư cung hàng kém chất lượng, trong khi sản phẩm bày bản vẫn thu hút người mua.