Android – nạn nhân cuộc chiến bản quyền

Thứ bảy, 06/08/2011 14:27

Các vụ kiện dính dáng tới tài sản sở hữu trí tuệ đang đe dọa làm tăng chi phí sản xuất điện thoại Android. Rất có thể, người tiêu dùng sẽ "lãnh đủ".

Android đang ở thế “gọng kìm”

Android – hệ điều hành cho di động của Google, đã có những bước tiến ngoạn mục chỉ sau hơn 2 năm ra mắt. Thị phần trên thị trường smartphone tăng mãnh liệt, từ dưới 3% lên tới 48% (theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys). Một số chuyên gia thậm chí còn nghĩ rằng Android ngày nào đó sẽ “làm nên chuyện” và theo gương Microsoft trong lĩnh vực máy tính những năm 1990 để trở thành bá chủ.

Tuy nhiên, vẫn có một thứ chặn đứng, hoặc ít nhất làm chậm lại tiến trình này của hệ điều hành non trẻ: cuộc chiến bằng sáng chế.

Google và HTC, Motorola, Samsung – ba nhà sản xuất thiết bị cầm tay Android lớn nhất thế giới, đã bị giáng một đòn chí mạng với những vụ kiện cáo buộc phần mềm di động của mình bi phạm các bằng sáng của các hãng khác. Xét theo một chừng mực nào đó, điều này là bình thường.

Các “cường quốc” ngụ tại thung lũng Sillicon từ lâu đã nắm giữ danh mục đầu tư phong phú để yêu cầu đối thủ nhượng bộ. Tuy nhiên Google, với quá ít bằng sáng chế và quá nhiều kẻ thù, lại ở trong tình thế hiểm nghèo.

“Đây thực sự là một cuộc chạy đua vũ trang”, Christopher Marlett – giám đốc điều hành Tập đoàn ngân hàng đầu tư MDB Capital nói, “Các công ty khác sở hữu nhiều “bom tấn” hơn Google – và họ sẽ không ngần ngại sử dụng chúng bất cứ lúc nào”.

Có thể lược qua danh sách các vụ tranh chấp diễn ra gần đây như sau: Oracle đang yêu cầu gã tìm kiếm khổng lồ trả 6 tỉ USD do sử dụng phần mềm di động Java của hãng; Apple kiện nhà sản xuất Đài Loan HTC vi phạm bằng sáng chế, và vào ngày 15/7 tòa án đã đưa ra quyết định có lợi cho Apple, có thể dẫn tới một lệnh cấm nhập khẩu các điện thoại HTC vào Mỹ; trong một vụ kiện tương tự giữa Apple và Samsung cũng xảy ra ở Úc vào ngày 1/8, Samsung cũng đã phải nhượng bộ không bán các phiên bản Galaxy Tab “hơi giống” iPad.

Trong một bài blog viết ngày 3/8, David Drummond, Phó chủ tịch điều hành phụ trách mảng pháp chế của Google, đã gọi những vụ kiện này là “một chiến dịch có tổ chức nhằm chống lại Android…”.

Các vụ kiện bằng sáng chế này thường có thể dự đoán được. Công ty A kiện công ty B vì sao chép một sáng tạo hoặc công nghệ độc quyền. Công ty B đào bới kho bằng sáng chế của mình để tìm ra một cái có thể cáo buộc công ty A vi phạm và đòi bồi thường. Hai bên kết thúc bằng việc kí kết một thỏa thuận trong đó trao quyền đối với các bằng sáng chế của bên kia.

Nỗ lực phòng thủ muộn màng

Google, lính mới trong lĩnh vực công nghệ, có quá ít thời gian để dự trữ bằng sáng chế - đặc biệt trong thế giới di động hãng mới bước chân vào năm 2008. Các chuyên gia cho rằng Google đã quá muộn màng khi nghĩ tới bằng sáng chế hay các khoản phí bản quyền.

Giống như nhiều công ty trẻ, “họ có suy nghĩ “Hãy tạo doanh thu trước rồi xin phép sau””, Joseph Siino, trưởng ban điều hành công ty cấp bằng sáng chế Pendrell nhận định. Theo MDB, Google hiện chỉ có tổng số 307 bằng sáng chế liên quan tới điện thoại di động, trong khi con số này với Research In Motion (RIM), Nokia và Microsoft lần lượt là 3.134, 2.655 và 2.594.

Google đang cố gắng giải quyết sự mất câng bằng này. Vào tháng 7, hãng đã bị thua cuộc trong cuộc đấu giá danh mục sáng chế của Nortel – công ty thiết bị viễn thông bị phá sản. Khoản tiền 900 triệu USD mà Google đưa ra hoàn toàn bị đánh bật bởi 4,5 tỉ USD của liên minh bao gồm Apple, Microsoft, RIM, Sony; mặc dù cũng trong thời gian đó Google đã mua 1.000 bằng sáng chế từ IBM. Cổ phiếu của công ty phát triển công nghệ di động InterDigital bất ngờ nhảy vọt lên 59% kể từ khi thông báo sẽ được bán đi, và nhiều nhà đầu tư tin rằng Apple và Google sẽ đấu đá để có được các bằng sáng chế về cho mình.

Các chuyên gia về tài sản sở hữu trí tuệ không nghĩ Google hay các đối tác sẽ chịu khuất phục hay Android sẽ bị hủy diệt bởi các vụ kiện. Theo Marshall Phelps – luật sư tiên phong trong kinh doanh bằng sáng chế khi còn làm việc tại IBM những năm đầu 1990, một số bằng sáng chế trong lịch sử công nghệ đã trở thành các nguyên tắc cơ bản không thể bị xâm hại.

Tuy nhiên, các vụ kiện vẫn làm tăng đáng kể chi phí sản xuất điện thoại Android. Để giải quyết các yêu cầu bồi thường do vi phạm, năm ngoái HTC phải trả cho Microsoft 5 USD mỗi điện thoại bán được, dựa theo ước tính của chuyên gia Walter H.Pritchard từ Citibank Global Markets. Nếu các yêu sách khác được chấp thuận, tổng số tiền bảo hiểm phải đóng có thể khiến các nhà sản xuất thiết bị Android cân nhắc thay thế phần mềm điện thoại khác – Kevin Rivette – quản lí đối tác của Công ty tư vấn 3LP nhận định. “ Các bằng sáng chế là thẻ bài duy nhất còn lại cho những công ty này duy trì cuộc chơi – đồng thời, nó cũng là con át chủ bài. Google cần phải tính toán điều này, càng sớm càng tốt.”

Bất cứ tổn thất nào bây giờ cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới trật tự điện thoại di động những năm tới. “Đó là cách mà trò chơi công nghệ diễn ra - ở đẳng cấp rất cao, và bởi những người rất thông minh” – Rivette nói – “Nó đã tái định hình ngành công nghiệp trước đó, và nó sẽ kiến thiết lại ngành công nghiệp điện thoại sau này.”

leduy

Trao kỷ niệm chương tri ân gia đình người hiến tạng

Trao kỷ niệm chương tri ân gia đình người hiến tạng

Sức khỏe 00:39

Đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy vừa đến thăm hỏi, tặng quà và trao kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho 2 gia đình người hiến tạng

Ông Trump phản ứng mạnh bản án tiền bịt miệng dù được tha bổng

Ông Trump phản ứng mạnh bản án tiền bịt miệng dù được tha bổng

Quốc tế 00:36

(NLĐO) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích phán quyết trong vụ án tiền bịt miệng là “vở kịch đáng khinh” và tuyên bố rằng đây là vụ án vô căn cứ.

Hàn Quốc: Chỉ huy cận vệ tổng thống từ chức, 1.000 điều tra viên chờ lệnh

Hàn Quốc: Chỉ huy cận vệ tổng thống từ chức, 1.000 điều tra viên chờ lệnh

Quốc tế 00:06

(NLĐO) - Khoảng 1.000 điều tra viên Hàn Quốc được huy động để thực hiện kế hoạch bắt giữ ông Yoon Suk-yeol lần thứ hai.

Bất động sản An Gia liên tục bị xử phạt

Bất động sản An Gia liên tục bị xử phạt

Kinh tế 00:00

(NLĐO)- Chỉ hơn 1 tháng, Bất động sản An Gia bị xử phạt 2 lần với số tiền hơn 725 triệu đồng, do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Báo in ngày 11-1: Lời giải cho bài toán chống ùn tắc

Báo in ngày 11-1: Lời giải cho bài toán chống ùn tắc

Video 00:00

(NLĐO) - Cục CSGT: Không phải muốn phạt được nhiều; Vẫn được đánh giá năng lực khi tuyển sinh lớp 6… là các thông tin đáng chú ý

Việt Nam nên hướng đến tốp 5 trung tâm logistics xanh

Việt Nam nên hướng đến tốp 5 trung tâm logistics xanh

Kinh tế 23:59

Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành tốp 5 trung tâm logistics xanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đầu tư trong dài hạn.

Tổng cục Thuế nói gì về thông tin "cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân"?

Tổng cục Thuế nói gì về thông tin "cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân"?

Kinh tế 23:16

(NLĐO)- Tổng cục Thuế lên tiếng khẳng định thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế là không chính xác

Báo Người Lao Động trao cờ Tổ quốc, đồng hành chương trình “Xuân biên giới”

Video 21:45

(NLĐO) - Từ số cờ Tổ quốc Báo Người Lao Động trao tặng, chương trình sẽ thực hiện 2 “Đường cờ Tổ quốc” tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Nóng: Ông Donald Trump được tòa tha bổng vô điều kiện

Nóng: Ông Donald Trump được tòa tha bổng vô điều kiện

Quốc tế 21:36

(NLĐO) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhận phán quyết trong vụ án tiền bịt miệng sao khiêu dâm trong phiên tòa lúc 9 giờ 30 ngày 10-1 (giờ địa phương).

Tập đoàn Vingroup lập công ty nghiên cứu người máy

Tập đoàn Vingroup lập công ty nghiên cứu người máy

Kinh tế 21:32

(NLĐO) - Tập đoàn Vingroup góp vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng (nắm 51% cổ phần) thành lập công ty nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy đa năng

XEM THÊM