Chủ quyền quốc gia trên Internet đang bỏ ngỏ?

Chủ nhật, 11/08/2013 08:19

Các doanh nghiệp nước ngoài như WhatSapp, Viber, WeChat… đang cung cấp dịch vụ thoại và SMS trên hạ tầng băng rộng của Việt Nam, nhưng lại không phải chịu bất cứ ràng buộc về pháp lý, điều này có nghĩa là vấn đề chủ quyền quốc gia trên Internet đang bị bỏ ngỏ.

Lo ngại chủ quyền quốc gia và an toàn an ninh
 
Phát biểu tại cuộc họp với Bộ TT&TT mới đây, đại diện một nhà mạng lớn cho rằng, vấn đề chủ quyền quốc gia trên mạng viễn thông đã được quy định rõ ràng, ví dụ như việc kết nối mạng cáp quang biển thì đối tác quốc tế được kết nối đến vị trí nào. Thế nhưng, xu hướng hiện nay đang chuyển từ môi trường kinh doanh thuần túy sang kinh doanh trên mạng Internet băng rộng nên khái niệm biên giới không còn rõ ràng. Vị đại diện này đưa ra ví dụ, hiện nay các doanh nghiệp OTT (Over The Top) nước ngoài như Viber, Line… đang kinh doanh giống như các mạng viễn thông của Việt Nam (cung cấp dịch vụ thoại và SMS) nhưng không chịu bất cứ sự quản lý nào. Thực tế này cho thấy vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền lợi quốc gia trên mạng Internet, cũng như hàng loạt vấn đề về an ninh phải được đặt ra.
 
Viber và hai dịch vụ Skype, WhatsApp đã nhận được cảnh báo từ cơ quan quản lý viễn thông của Ả rập Xê-út từ tháng 3/2013. Mới đây, ứng dụng Viber đã bị chặn tại quốc gia này.
 
“Nếu các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông phải chịu các quy định pháp luật ở Việt Nam, phải nộp thuế và nhiều nghĩa vụ khác thì các doanh nghiệp OTT nước ngoài như Viber, Line… cũng đang cung cấp các dịch vụ trên hạ tầng băng rộng của chúng ta mọi nơi mọi lúc, nhưng lại không phải chịu ràng buộc về pháp luật. Đây là yếu tố đe dọa phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong nước cũng như vấn đề về an ninh chủ quyền quốc gia”, vị này nói.
 
Ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc bộ phận An ninh mạng của Bkav nhận định, nguy cơ trước hết đến từ yếu tố đa phần người dùng trong nước nhận thức về vấn đề an ninh, bảo mật của dịch vụ OTT còn kém. Khi lựa chọn ứng dụng, người dùng thường không quan tâm đến tính năng bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ mà đơn thuần chỉ là tính năng đó có “hot” hay không (thông qua các kênh quảng cáo), có miễn phí không, và thậm chí chỉ cần thấy có phần mềm trên kho ứng dụng là cài ngay, không để ý đến những thông tin cam kết, ràng buộc đi kèm từ nhà cung cấp dịch vụ.
 
Như với ứng dụng Viber, các điều khoản về bảo vệ quyền riêng tư của ứng dụng này cho thấy, khi đăng nhập, toàn bộ thông tin trong danh bạ điện thoại của người dùng sẽ được tải lên máy chủ của Viber. Thậm chí, với WeChat, họ còn có điều khoản cung cấp những thông tin của người dùng cho bên thứ 3 khi có yêu cầu. Đối với vấn đề này, ông Đức cho rằng, mặc dù đến thời điểm này tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào bị mất dữ liệu cá nhân, ảnh hưởng do bị rò rỉ thông tin từ việc dùng dịch vụ OTT; nhưng không thể loại trừ hoàn toàn trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ mang ý đồ không tốt có quyền can thiệp vào hoặc hacker lợi dụng tấn công để lấy nội dung tin nhắn, dữ liệu cuộc gọi hay danh bạ, xác định vị trí... của người dùng tại các tổ chức, doanh nghiệp.
 
Nhiều quốc gia buộc doanh nghiệp OTT nước ngoài tuân thủ luật
 
Hiện nay, nhiều quốc gia đã đặt ra vấn đề chủ quyền quốc gia cũng như vấn đề an ninh đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT nước ngoài. Mới đây, Cơ quan quản lý viễn thông Pháp (Arcep) yêu cầu cơ quan công tố Paris điều tra Skype nhằm yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ OTT này tuyên bố là một nhà khai thác viễn thông điện tử. Skype là một dịch vụ truyền thông trực tuyến hoạt động trên nền mạng viễn thông (OTT), tức là sử dụng nội dung và băng thông của mạng viễn thông để cung cấp các dịch vụ gọi điện qua Inernet (VoIP).
 
Theo Arcep, khi một công ty hoạt động với tư cách nhà mạng viễn thông, họ phải gánh chịu một số nghĩa vụ, như cung cấp kết nối với số máy khẩn cấp và có các phương tiện cho phép chính quyền thực hiện hoạt động nghe lén hợp pháp. Theo luật pháp của nước Pháp, một công ty viễn thông không cần phải có giấy phép hành chính thì mới được hoạt động, nhưng công ty đó phải đứng ra công bố trước. Skype không chịu tuyên bố là một công ty viễn thông, và việc không tuân thủ pháp luật bị coi là phạm tội hình sự.
 
Ả Rập Xê-út cũng vừa đình chỉ hoạt động của Viber - dịch vụ nổi tiếng cho phép nhắn tin và gọi điện miễn phí qua Internet - vì không thực hiện đúng một số quy định của nước này. Ứng dụng Viber đã bị chặn tại Ả Rập Xê-út từ ngày 5-6-2013. Kể từ ngày đó, người dùng tại Ả Rập Xê-út không thể truy cập Viber trên bất kỳ thiết bị nào, kể cả máy tính. Viber cũng thông báo trên website của hãng là dịch vụ đã bị cấm tại Ả Rập Xê- út. Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Ả Rập Xê-út (CITC) cảnh báo rằng họ sẽ có “hành động thích hợp” chống lại những “ứng dụng hoặc dịch vụ không tuân theo quy định khác”.
 
Viber và hai dịch vụ Skype, WhatsApp đã nhận được cảnh báo từ cơ quan quản lý viễn thông của Ả rập Xê-út từ tháng 3-2013. CITC muốn những dịch vụ nhắn tin, gọi điện và gửi file miễn phí qua Internet phải thiết lập máy chủ ở địa phương để quản lý hoạt động của người dùng. CITC cho các công ty trên thời hạn 1 tuần để thực hiện. Hai tháng đã trôi qua, CITC quyết định cấm Viber - dịch vụ nhỏ nhất trong 3 dịch vụ nói trên - để cảnh báo Skype và WhatsApp.

thanh

Thời tiết TP HCM hôm nay, 11-1: Trưa nắng nóng, sáng sớm và ban đêm se lạnh

Thời tiết TP HCM hôm nay, 11-1: Trưa nắng nóng, sáng sớm và ban đêm se lạnh

Thời sự 07:18

(NLĐO) - Thời tiết TP HCM hôm nay sẽ tiếp tục duy trì tình trạng nắng nóng gián đoạn về trưa, cả khu vực không mưa với nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số UV cao

Giá vàng hôm nay, 11-1: Tăng mạnh

Giá vàng hôm nay, 11-1: Tăng mạnh

Kinh tế 07:12

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay nóng lên khi nhiều người dịch chuyển vốn sang kim loại quý để kiếm lời do suy đoán Mỹ có thể không giảm thêm lãi suất

Dung hòa để phát triển

Dung hòa để phát triển

Lao động 07:09

Dung hòa nội bộ và môi trường làm việc năng động sẽ thúc đẩy phát triển cá nhân và gắn kết tập thể vì mục tiêu chung của doanh nghiệp

Lời giải cho bài toán chống ùn tắc giao thông ở TP HCM

Lời giải cho bài toán chống ùn tắc giao thông ở TP HCM

Thời sự 07:02

Việc xử phạt nặng nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông cần thực hiện song song với điều chỉnh hoạt động tổ chức giao thông

Vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh: Bảo vệ gia đình là trách nhiệm và bổn phận

Vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh: Bảo vệ gia đình là trách nhiệm và bổn phận

Pháp luật 07:00

Giữa những lời khai, những tranh luận và chứng cứ, người ta không khỏi cảm thấy đau lòng cho một gia đình vốn từng gắn bó

Cột mốc đáng lo của nhiệt độ toàn cầu

Cột mốc đáng lo của nhiệt độ toàn cầu

Quốc tế 06:09

Năm 2024 có nhiệt độ cao hơn 0,1 độ C so với năm 2023 và trở thành năm nóng kỷ lục mà con người từng ghi nhận.

Thủ tướng công tác Lào: Những lần "đầu tiên" đặc biệt

Thủ tướng công tác Lào: Những lần "đầu tiên" đặc biệt

Chính trị 06:00

(NLĐO)- Chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng là chuyến công tác với các lần "đầu tiên" đặc biệt.

Mai Vàng lan tỏa năng lượng tích cực

Mai Vàng lan tỏa năng lượng tích cực

Văn hóa - Văn nghệ 06:00

Những câu chuyện, thông điệp do chính nghệ sĩ đã từng nhận phần quà của Giải Mai Vàng đã lan tỏa những giá trị đẹp của cuộc sống đến với công chúng

Những câu nói “để đời” của HLV Kim Sang-sik

Những câu nói “để đời” của HLV Kim Sang-sik

Thể thao 06:00

(NLĐO) - Hành trình dẫn dắt đội tuyển Việt Nam hơn 7 tháng HLV Kim Sang-sik đã có nhiều phát biểu ấn tượng cho thấy “nghệ thuật quản trị” của ông thầy 48 tuổi.

Cuộc thi viết “Lòng tốt quanh ta”: Nhà sư sống tốt đời đẹp đạo

Cuộc thi viết “Lòng tốt quanh ta”: Nhà sư sống tốt đời đẹp đạo

Thời sự 05:13

Với khát vọng đưa dân trí về với các vùng sâu vùng xa, đại đức Thích Minh Trí đã vận động xây dựng nhà học tập cộng đồng, dạy nghề cho thanh thiếu niên

XEM THÊM