4 giai đoạn bất động sản thăng trầm qua 25 năm

Thứ hai, 24/08/2020 09:57

Covid-19 đẩy địa ốc vào thế khó song đây không phải lần đầu thị trường này đối mặt với thách thức trong 2,5 thập kỷ qua.

Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam - người có gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, vừa công bố báo cáo góc nhìn thị trường bất động sản giai đoạn 1995-2020.

Nghiên cứu này nhìn lại chặng đường từ giữa thập niên 90, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những giai đoạn tăng trưởng nóng. Theo sau đó là thời kỳ suy giảm, khủng hoảng, đóng băng, rồi hồi phục trở lại một cách mạnh mẽ và đến năm 2020 bị chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. Chuyên gia này chia khoảng thời gian đầy biến động vừa qua thành 4 giai đoạn thăng trầm với nhiều cột mốc phát triển cũng như biến cố mang tính bước ngoặt.

Giai đoạn 1995-1998: Khởi động và tăng nhanh

Năm 1995 đánh dấu cột mốc phát triển đặc biệt đối với Việt Nam khi cùng lúc chính thức bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập vào cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN). Đây là giai đoạn phát triển thành công vì Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, làm thay đổi cả nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đạt tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%), tương ứng với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức 277 USD (1995) và 324 USD (1996). Lạm phát được kiểm soát từ mức 12,7% (năm 1995) xuống mức 4,5% (1996) và 3,6% (1997).

Đây cũng là khoảng thời gian tăng trưởng nhanh của bất động sản. GDP tăng trưởng mạnh khiến người dân tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng cao.

Do bắt đầu mở cửa hội nhập, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra năm 1997-1998 ở khu vực châu Á cũng có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế đến năm 1998 chỉ ở mức 5,76%, trong khi đó lạm phát năm này lên 9,2%. Tuy nhiên, do độ mở cửa chưa cao và mặt khác có sự chủ động ứng phó từ trong nước nên Việt Nam không bị cuốn vào vòng xoáy và còn vượt qua được cuộc khủng hoảng này.

4 giai đoạn bất động sản thăng trầm qua 25 năm - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản khu trung tâm TP HCM từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần

Giai đoạn 1998-2008: Làm quen với các cơn sốt đất

Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đánh dấu việc Việt Nam hội nhập kinh tế, đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001) và Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006). Việt Nam thời điểm này được ví như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần, với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt 396 USD vào năm 2.000.

Thị trường bất động sản cũng bắt đầu chuyển mình vào năm 2.000 và bùng nổ trong giai đoạn 2001-2002, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 6,79% năm 2.000 và 6,89% năm 2001. Kinh tế đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào các năm 2004-2007 khi bình quân GDP tăng trưởng 8,23%, dòng vốn nước ngoài liên tục rót vào thị trường.

Các chính sách của Nhà nước cũng góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản và thổi bùng cơn sốt giá. Giao dịch và giá nhà trong những năm này đều tăng cao trong khi bất động sản trở thành kênh đầu tư thu hút rất nhiều tầng lớp tham gia. Với 2 cơn sốt nhà đất vào các năm 2001-2003 và 2007-2008, giá nhà đất tăng lên nhiều lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM.

Giai đoạn 2008-2018: Thập niên biến động chưa từng có

Khoảng thời gian này, thị trường bất động sản chứng kiến mọi cung bậc của vòng tròn khủng hoảng - hồi phục - bùng nổ - giảm tốc (dấu hiệu của khủng hoảng) xuất hiện trong cùng một thập niên. Giữa năm 2008, chu kỳ kinh tế một lần nữa lao dốc, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường bất động sản. Thời điểm này tại Việt Nam, giá nhà đất lao dốc, biên độ giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn.

Tồn kho bất động sản năm 2012 lên tới trên 100.000 tỷ đồng. Nợ xấu của nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ tăng vọt. Lạm phát thực sự bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ. Kể từ năm 2012, cơ quan quản lý nhà nước đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Kết quả là, thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực.

Việc khối doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ được giảm nghĩa vụ tài chính cùng với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được đưa ra đã từng bước giúp thị trường bất động sản dần phục hồi dù tồn kho vẫn chưa được giải quyết hết.

Năm 2013-2014 thị trường lúc này đã ấm dần, bắt đầu tan băng, xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ. Đồng thời, những người quan tâm đến bất động sản cũng chứng kiến sự bùng nổ ở các phân khúc bất động sản cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng. Trong đó, ấn tượng nhất là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, ngôi nhà thứ hai, tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh thành có vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi như Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng...

Giai đoạn 2018-2020: Đà giảm tốc mạnh dần - thách thức nhiều hơn

Từ năm 2018, đà giảm tốc của thị trường bất động sản dần lộ diện với sự sụt giảm nguồn cung kéo dài sang năm 2019-2020, tiêu thụ tài sản có dấu hiệu chững lại và thấp dần. Sự giảm tốc này do các hoạt động rà soát, kiểm tra pháp lý những dự án bất động sản diễn ra hàng loạt, khiến thời gian chuẩn bị thủ tục cho các dự án địa ốc bị kéo dài. Song song đó, Covid-19 diễn biến phức tạp như một cú đánh bồi, càng khiến cho thị trường bất động sản diễn biến chậm chạp và thận trọng hơn trước.

Số liệu mới nhất của World Bank cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao trong hai năm trở lại đây. Theo số liệu sơ bộ, GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỷ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 4,1% trong năm 2020. Mặc dù con số này thấp hơn 0,7% so với dự báo tháng 4 của ngân hàng này, song đây vẫn là mức tăng trưởng cao nhất được kỳ vọng tại Đông Nam Á. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 3% và kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tương đối nhanh chóng và có tốc độ tăng trưởng 6,8% vào năm 2021.

Giữa giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung, trong tâm dịch Covid-19 nói riêng, CEO Savills Việt Nam nhận định, 25 năm qua đã chứng minh rằng ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Ông Neil MacGregor thừa nhận đại dịch sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020 và gây nên không ít khó khăn, sóng gió cho thị trường địa ốc. Song chuyên gia này cũng tin tưởng thị trường bất động sản vẫn còn cơ hội phục hồi và phát triển trở lại trong giai đoạn 2021-2022, nhờ vào những quyết tâm rất lớn và kịp thời của Chính phủ.

Theo Trung Tín (vnexpress.net)

Vinh danh "100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024"

Vinh danh "100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024"

Doanh nhân 23:24

Diễn đàn "Phát triển bền vững, chinh phục toàn cầu" và Lễ vinh danh "100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024" được tổ chức tại TP HCM.

MSB tung gói giải pháp toàn diện cho khách hàng ưu tiên

MSB tung gói giải pháp toàn diện cho khách hàng ưu tiên

Doanh nhân 15:20

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa chính thức triển khai gói giải pháp toàn diện cho khách hàng ưu tiên (M-first).

Hội nghị Quốc tế Techsauce 2024 hướng đến thúc đẩy nền kinh tế số bền vững

Hội nghị Quốc tế Techsauce 2024 hướng đến thúc đẩy nền kinh tế số bền vững

Số hóa 15:18

Techsauce Global Summit 2024 Ho Chi Minh vừa được tổ chức bởi Techsauce - nhà thiết lập hệ sinh thái công nghệ, hợp tác với KBTG Vietnam.

MIK Group chuẩn bị ra mắt 2 tòa căn hộ cao cấp phân khu The Sola Park

MIK Group chuẩn bị ra mắt 2 tòa căn hộ cao cấp phân khu The Sola Park

Dự án 16:43

The Sola Park (thuộc dự án Imperia Smart City) sẽ cho ra mắt 2 tòa cuối cùng trong phân khu này. Hứa hẹn tiếp tục trở thành "điểm nóng" của thị trường phía Tây.

Shinhan Finance: 18 năm vun đắp tài chính nhân văn

Shinhan Finance: 18 năm vun đắp tài chính nhân văn

Doanh nhân 16:42

Ngày 10-10, Shinhan Finance kỷ niệm 18 năm thành lập công ty. Cột mốc ý nghĩa đánh dấu hành trình phụng sự tại thị trường Việt Nam.

Generali Việt Nam trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi

Generali Việt Nam trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi

Doanh nhân 14:46

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động sát cánh cùng các gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi.

Ra mắt sáng kiến AI Ready ASEAN trị giá 5 triệu USD

Ra mắt sáng kiến AI Ready ASEAN trị giá 5 triệu USD

Số hóa 07:41

ASEAN Foundation với sự tài trợ của Google. org ra mắt sáng kiến AI Ready ASEAN tại diễn đàn AI Opportunity Southeast Asia.

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam

Doanh nhân 18:21

Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu thế giới vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tetra Pak tại Việt Nam, đánh dấu 30 năm không ngừng nỗ lực thực hiện cam kết về an toàn thực phẩm, phát triển vững và đổi mới sáng tạo trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B).

Công viên nghĩa trang Thiên Đường: Nơi tri ân và tôn vinh giá trị gia đình

Công viên nghĩa trang Thiên Đường: Nơi tri ân và tôn vinh giá trị gia đình

Dự án 14:55

Công viên nghĩa trang Thiên Đường, tọa lạc giữa vùng đất linh thiêng của Tuyên Quang.

Phúc Sinh nhận tài trợ không hoàn lại 12 tỉ đồng từ Quỹ DFCD

Phúc Sinh nhận tài trợ không hoàn lại 12 tỉ đồng từ Quỹ DFCD

Doanh nhân 14:53

Ngày 4-10, tại TP HCM, Công ty CP Phúc Sinh chính thức ký nhận tài trợ từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) - một tổ chức phi chính phủ đến từ Hà Lan.

XEM THÊM