Cổ phiếu bất động sản lao dốc không phanh trong mùa dịch

Thứ năm, 14/05/2020 08:15

Dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo thị trường cổ phiếu của ngành kinh doanh này lao dốc không phanh, có doanh nghiệp mất hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa thị trường.

Bay hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong vài tháng

Tại phiên giao dịch ngày 2/1/2020, cổ phiếu DXG của Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh vẫn còn quanh vùng giá 14.300 đồng/cổ phiếu. Ít ai ngờ, chỉ sau ba tháng, mã giao dịch này chỉ còn ở quanh mức 8.310 đồng/cổ phiếu, giảm 42,69%. Còn so với mức giá một năm trước, cổ phiếu DXG giảm đến 52,93%. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá trị vốn hóa của Đất Xanh đã mất khoảng 3.400 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC) cũng lao dốc không phanh. Cách đây khoảng ba tháng, mã FLC vẫn còn ở mức giá 4.620 đồng/cổ phiếu thì nay chỉ còn 2.830 đồng/cổ phiếu, giảm đến 38,74% và giảm 45,05% so với năm trước. Dịch COVID-19 đã thổi bay vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này khoảng 1.400 tỷ đồng.

Tương tự, khoảng cuối tháng 12/2019, cổ phiếu DRH của Công ty cổ phần DRH Holdings ở mức giá 4.270 đồng/cổ phiếu, nay chỉ còn quanh mức 3.260 đồng/cổ phiếu, giảm 23,65%.

Cổ phiếu bất động sản lao dốc không phanh trong mùa dịch - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 thổi bay hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa thị trường của doanh nghiệp bất động sản

Công ty cổ phần Đầu tư LDG (mã LDG) cũng mất 1.127 tỷ đồng vốn hóa thị trường trong vòng ba tháng qua. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu LDG đã giảm một nửa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 2/1, mã cổ phiếu này vẫn đang ở mức 8.850 đồng thì đến phiên giao dịch ngày 3/4, chỉ còn 4.450 đồng/cổ phiếu, giảm 48,61%.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/4, giá cổ phiếu HBC còn 6.400 đồng/cổ phiếu, giảm gần 40,19% so với đầu quý I/2020.

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinhomes (mã VHM) cũng không thoát khỏi cuộc suy thoái hiện nay. Hiện giá giao dịch của đơn vị này chỉ ở mức 57.700 đồng/cổ phiếu, trong khi ngày 2/1, giá vẫn còn ở mức 84.800 đồng (giảm 31,96%). Như vậy, từ đầu năm đến nay, vốn hóa thị trường của Vinhomes đã bay mất gần 99.000 tỷ đồng.

Thậm chí, dịch COVID-19 còn khiến giá trị cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bất động sản trở thành cổ phiếu "trà đá". Điển hình như mã HAR của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền chỉ còn ở mức 2.250 đồng/cổ phiếu (giảm 1.700 đồng/cổ phiếu so với đầu năm). Vốn hóa của HAR trên thị trường chứng khoán đã mất sạch 185 tỷ đồng chỉ trong ba tháng. Cổ phiếu HQC của Công ty cổ phần Địa ốc Hoàng Quân cũng chỉ còn giao dịch quanh mức 1.070 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này mất 38 tỷ đồng.

Nợ nần, tồn kho chồng chất

Trong hoạt động của doanh nghiệp, dòng tiền kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng theo báo cáo tài chính năm 2019 của một số doanh nghiệp bất động sản, hàng tồn kho, các khoản nợ ngắn hạn phải trả tăng mạnh, trong khi tiền và tương đương tiền (các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền tệ, trái phiếu, các khoản đầu tư ngắn hạn…) đang giảm mạnh.

Theo báo cáo tài chính năm 2019, Công ty Đất Xanh có lợi nhuận tăng 3% so với năm trước, đạt 1.216 tỷ đồng nhưng dòng tiền kinh doanh âm tới 1.645 tỷ đồng (âm 714 tỷ đồng so với năm trước), do hàng tồn kho tăng cao. Cụ thể, hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng 2.186 tỷ đồng so với năm trước, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư bất động sản dở dang với các dự án Gem Riverside, Long Thành… Các khoản nợ ngắn hạn của Đất Xanh cũng tăng 2.159 tỷ đồng.

Tương tự, dòng tiền kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest âm tới 805 tỷ đồng. Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng lần đầu âm dòng tiền kinh doanh 69 tỷ đồng sau ba năm liên tục dương; hàng tồn kho của doanh nghiệp này cũng tăng 985 tỷ đồng (hơn 71% so với năm trước), chủ yếu nằm ở các dự án bất động sản dở dang.

Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thu Duc House) cũng chung hoàn cảnh. Năm 2019, công ty này tiếp tục âm dòng tiền 314 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 342 tỷ đồng, chủ yếu ở các dự án bất động sản dở dang tại TP.Cần Thơ, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An.

LDG có hai năm liên tục âm dòng tiền, trong khi ba năm liền trước (2015-2017) đều dương. Năm 2019, LDG âm dòng tiền thêm 1.496 tỷ đồng, biến động dòng tiền kinh doanh năm 2019 của đơn vị này tính tới cuối tháng 12/2019, chỉ còn vỏn vẹn hơn 40 tỷ đồng, giảm gần 550 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cẩn trọng

Trong tình cảnh như trên, nhằm tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp vẫn báo cáo có các quỹ đất lớn, dự báo sức tăng trưởng tốt trong thời gian tới. Một số doanh nghiệp còn cho rằng, các dự án tuy tồn kho nhưng có giá thị trường lớn gấp nhiều lần giá trị trên sổ sách. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cẩn trọng, bởi việc ôm quỹ đất lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường không tạo ra được thanh khoản, dự án vướng pháp lý không thể triển khai.

Đơn cử, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản kêu cứu vì ách tắc dự án, mất thanh khoản, tăng chi phí ảnh hưởng đến dòng tiền như Water Bay (Q.2) của Tập đoàn Novaland, Gem Riverside (Q.2) của Đất Xanh, Phước Kiển (H.Nhà Bè) của Công ty Quốc Cường Gia Lai…

Mặt khác, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm do ảnh hưởng tâm lý của đại dịch COVID-19, các khoản vay có thể gặp rủi ro do doanh nghiệp không kịp bổ sung tài sản, các lãnh đạo công ty phải bán giải chấp cổ phiếu mà họ đang sở hữu từ các công ty chứng khoán.

Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa thông báo về việc bán giải chấp hơn 2,5 triệu cổ phiếu LDG của Công ty cổ phần Đầu tư LDG do ông Nguyễn Khánh Hưng nắm giữ từ ngày 31/3. Ông Hưng đang nắm giữ hơn 28 triệu cổ phiếu LDG và là cổ đông lớn thứ hai tại công ty này. Cổ đông lớn nhất của LDG là Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh với khối lượng nắm giữ gần 63 triệu cổ phiếu, tương đương 26% (tính đến ngày 14/2/2020).

Công ty YSVN cũng thông báo bán giải chấp 3,15 triệu cổ phiếu HBC của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - kể từ ngày 31/3, trong khi ông Hải chỉ đang nắm giữ 37,1 triệu cổ phiếu HBC (tương đương 16,05% vốn). Thông báo bán giải chấp được đưa ra khi giá cổ phiếu HBC đang ở vùng đáy. Rất may sau đó, ông Hải đã kịp hoàn thành nghĩa vụ ký quỹ bổ sung theo quy định nên Công ty YSVN đã hủy quyết định bán giải chấp này.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Hoàng, thị trường bất động sản năm 2020 vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn cung suy yếu và ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhóm cổ phiếu bất động sản không thể nhanh chóng bước vào giai đoạn tăng trưởng tích cực, nên các nhà đầu tư cần thận trọng.

Chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín nhận định: "Thị trường chứng khoán đang chao đảo nên khó dự đoán cho một vài tháng tới. Hiện tại, nhà đầu tư nên ngồi im quan sát thị trường, không nên bán tháo hay "bắt đáy". Sau khi kết thúc dịch COVID-19, thị trường chứng khoán có khả năng hồi phục. Hết dịch, doanh nghiệp sẽ ổn định lại kinh doanh và khôi phục sản xuất, dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu mới có hy vọng khởi sắc". 

Theo Bích Trần (phunuonline.com.vn)

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường tại Bắc Mỹ

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường tại Bắc Mỹ

Doanh nhân 17:05

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ và Canada, Empowered Startups vừa tổ chức hội thảo “Mở rộng khởi nghiệp tại Mỹ và Canada”.

Dự án Artisan Park của Gamuda Land nhận giải Dự án đáng sống 2024

Dự án Artisan Park của Gamuda Land nhận giải Dự án đáng sống 2024

Doanh nhân 13:50

Dự án nhà phố thương mại Artisan Park do Gamuda Land phát triển tại trung tâm thành phố mới Bình Dương đã được vinh danh "Dự án đáng sống năm 2024".

Bosch Việt Nam là một trong 100 doanh nghiệp sản xuất bền vững

Bosch Việt Nam là một trong 100 doanh nghiệp sản xuất bền vững

Doanh nhân 13:43

Bosch Việt Nam là một trong 100 doanh nghiệp bền vững hàng đầu lĩnh vực sản xuất tại Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024.

Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương: 73 năm gìn giữ "Bản sắc" thương hiệu Việt

Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương: 73 năm gìn giữ "Bản sắc" thương hiệu Việt

Doanh nhân 18:47

Các sản phẩm của Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương mang đậm bản sắc thương hiệu Việt và lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới.

Hấp dẫn từ phân khúc căn hộ cho thuê: Nhà đầu tư dồn về Hà Nội

Hấp dẫn từ phân khúc căn hộ cho thuê: Nhà đầu tư dồn về Hà Nội

Thị trường 15:07

Khi nguồn cung căn hộ các quận trung tâm Hà Nội gần cạn kiệt, "sóng" đầu tư căn hộ cho thuê thanh khoản cao, tỷ suất cho thuê tốt thu hút nhà đầu tư nhập cuộc.

Rakuten Viber triển khai tài khoản doanh nghiệp tại Việt Nam

Rakuten Viber triển khai tài khoản doanh nghiệp tại Việt Nam

Doanh nhân 12:59

Rakuten Viber vừa chính thức triển khai các công cụ hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam.

Tập đoàn Khang Điền: Tự hào thương hiệu quốc gia

Tập đoàn Khang Điền: Tự hào thương hiệu quốc gia

Doanh nhân 12:58

Tập đoàn Khang Điền lần thứ hai liên tiếp được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia 2024 do Bộ Công thương chủ trì.

TP Thủ Đức trong bức tranh quy hoạch của TP HCM

TP Thủ Đức trong bức tranh quy hoạch của TP HCM

Dự án 15:15

Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch TP HCM, TP Thủ Đức (thuộc khu Đông TP HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao.

Masteri Lakeside - Dấu ấn hoàn thiện Masteri Collection tại Ocean Park 1

Masteri Lakeside - Dấu ấn hoàn thiện Masteri Collection tại Ocean Park 1

Dự án 22:39

Nhà phát triển BĐS quốc tế Masterise Homes chính thức giới thiệu dự án Masteri tại Ocean Park 1, Hà Nội mang tên Masteri Lakeside - Biểu tượng Sống Kết nối.

Imperia Signature Cổ Loa: Dấu ấn cho hành trình thập kỷ của MIK Group

Imperia Signature Cổ Loa: Dấu ấn cho hành trình thập kỷ của MIK Group

Dự án 08:00

Sự hiện diện của The Continental – dự án thuộc tổ hợp Imperia Signature Cổ Loa, đánh dấu sự chuyển mình của MIK Group sau 10 năm tạo dựng thương hiệu Imperia.

XEM THÊM