Nghịch lý thiếu, thừa của ngành thép

Thứ bảy, 21/05/2022 14:29

Nghịch lý thiếu, thừa của ngành thép.Việt Nam phải chi hàng tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thép và nguyên liệu, trong khi nguồn cung thép xây dựng trong nước đang dư thừa.

Ngành thép Việt đang tồn tại một nghịch lý mà bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được. Đó là tình trạng thừa nguồn cung thép xây dựng, nhưng lại thiếu trầm trọng nguyên liệu sản xuất và thép phục vụ trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Đây cũng là nguồn cơn của các đợt giá thép tăng "phi mã" từ đầu năm đến nay. Điều này không chỉ khiến ngành xây dựng "chao đảo" mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Bộ Công Thương nhận định phát triển ngành thép trong nước đang bị mất cân đối giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Trong khi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt thì các mặt hàng như thép hợp kim, thép cuộn cán nóng HRC vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn.

Dư thừa thép xây dựng

Nghịch lý thiếu, thừa của ngành thép - Ảnh 1.

Ngành thép đang đối mặt với dư thừa sản phẩm phục vụ ngành xây dựng, nhưng lại thiếu trầm trọng thép phục vụ trong ngành công nghiệp chế tạo

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2021, toàn ngành thép đã tiêu thụ được 23 triệu tấn thép, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% giúp Việt Nam giữ vững vị trí nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Đáng chú ý, xuất khẩu sản phẩm thép cũng đạt được kết quả tích cực với 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỉ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.

Trong tháng 4.2022, toàn ngành đã sản xuất gần 3 triệu tấn thép các loại và tiêu thụ đạt hơn 2,4 triệu tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép cả cả nước đạt hơn 11,4 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong kỳ, sản lượng tiêu thụ thép nội địa trên 10,6 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nguồn cung thép sản xuất trong nước dư thừa, đủ cho cầu tiêu thụ trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu.

… nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất

Cơn sốt nóng giá thép những tháng đầu năm 2022 mà đỉnh điểm là giữa tháng 3 xuất phát từ nguyên nhân chính là giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như quặng sắt, thép phế, phôi thép... tăng đột biến.

Nghịch lý thiếu, thừa của ngành thép - Ảnh 2.

Ngành thép trong nước đang phụ thuộc và nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Giá nguyên vật liệu tăng là một vấn đề lớn trên thị trường hiện tại, nhất là đối với nhà máy sản xuất thép và nhà thầu thi công.

Theo Bộ Công Thương, năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn khá hạn chế do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.

Trên thực tế, dù kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu mặt hàng này hơn 800 triệu USD trong quý đầu năm 2022. Cụ thể, nhập khẩu thép các loại về Việt Nam trong quý 1.2022 khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỉ USD, giảm 18% về lượng nhưng tăng 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Đây được xem là một nghịch lý của ngành thép Việt Nam khi nguồn cung thép xây dựng vẫn dư thừa, nhưng các loại sắt thép làm nguyên liệu đầu vào sản xuất lại rất thiếu, ngay cả như phế liệu.

Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn; thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Phát triển mất cân đối

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016-2021, ngành thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là thép cuộn cán nóng HRC vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn.

Nghịch lý thiếu, thừa của ngành thép - Ảnh 3.

Ngành thép đang mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn

Trong năm 2021, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt. Cụ thể, sản xuất thép cuộn cán nguội đạt hơn 5,17 triệu tấn, tăng 16,5% so với cùng kỳ 2020. Tiêu thụ thép cuộn cán nguội đạt gần 2,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 642.899 tấn, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của các doanh nghiệp trong nước đạt hơn 5,95 triệu tấn, tăng 34,3%. Tiêu thụ đạt hơn 5,3 triệu tấn, tăng 36,4% so với mức cùng kỳ 2020, trong đó xuất khẩu đạt gần 3,8 triệu tấn, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là một trong những ngành hàng duy trì được lượng xuất khẩu khá tốt, dẫn đến tổng lượng tiêu thụ tăng trưởng cao.

Triển vọng mảng tôn mạ Việt Nam trong năm 2022 được kỳ vọng có bước tăng trưởng tốt khi nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thép cán nguội và tôn mạ màu trên thế giới rất lớn khi nguồn cung từ Trung Quốc và Nga giảm mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôn mạ như Tôn Nam Kim, Tôn Hoa Sen và Tôn Đông Á sẽ được hưởng lợi từ thị trường xuất khẩu này.

Mặc khác, đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC - nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội CRC, tôn mạ, ống thép, cơ khí chế tạo đang có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất mặt hàng này ở trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, thép HCR sẽ vẫn mất cân đối cung - cầu trong thời gian tới do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng.

Hiện năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong nước là 27 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng thép cuộn cán nóng HRC chiếm khoảng 7-8 triệu tấn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước cũng chưa sản xuất được các loại thép hợp kim đặc biệt.

Theo ước tính, nhu cầu về mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC tại Việt Nam là 13 triệu tấn, tăng bình quân từ 10% mỗi năm. Tuy nhiên, trong nước chỉ có Tập đoàn Hòa Phát và Formosa là có thể sản xuất được mặt hàng này. Cả Formosa và Hòa Phát có thể cung ứng cho thị trường khoảng trên 600.000 tấn/tháng, đáp ứng khoảng được khoảng 60%, còn lại 40% vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Ở Việt Nam hiện nay, đa phần các công ty đều sản xuất thép từ thép phế liệu do công nghệ đơn giản, mức đầu tư vốn, công nghệ, máy móc... yêu cầu thấp hơn.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao, trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu. Đặc biệt, cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Theo Hữu Việt (cafeland.vn)

Ấm tình dân tộc, Peak Markets chung tay cùng đồng bào hậu siêu bão Yagi

Ấm tình dân tộc, Peak Markets chung tay cùng đồng bào hậu siêu bão Yagi

Doanh nhân 13:21

Peak Markets đã nhanh chóng chung tay hỗ trợ, góp phần xoa dịu những mất mát và giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Kaspersky cảnh báo lừa đảo trong trò chơi yêu thích của game thủ trẻ

Kaspersky cảnh báo lừa đảo trong trò chơi yêu thích của game thủ trẻ

Số hóa 09:06

Theo thông tin do đội ngũ chuyên gia hãng bảo mật Kaspersky chia sẻ, trong nửa đầu năm 2024, số lượng người dùng bị tội phạm mạng nhắm đến, sử dụng mồi nhử là các trò chơi phổ biến dành cho trẻ em, đã tăng 30% so với nửa cuối năm 2023.

VietnamPrintPack 2024 dẫn đầu đổi mới trong ngành in ấn và bao bì

VietnamPrintPack 2024 dẫn đầu đổi mới trong ngành in ấn và bao bì

Vật tư 18:43

VietnamPrintPack 2024 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 22 về máy và thiết bị ngành công nghiệp Đóng gói Bao Bì & In Ấn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21-9 tại Trung Tâm Hội Chợ và Triển Lãm Sài Gòn (SECC), TP HCM.

“Một giao dịch nhỏ, một niềm tin lớn” cùng Noktrade hướng về miền Bắc

“Một giao dịch nhỏ, một niềm tin lớn” cùng Noktrade hướng về miền Bắc

Doanh nhân 16:48

Trước sự tàn phá khốc liệt của cơn bão Yagi, Noktrade Việt Nam đã phát động chiến dịch từ thiện "Một giao dịch nhỏ, một niềm tin lớn", mang theo thông điệp nhân văn cùng nhau gieo hy vọng và lan tỏa sự giúp đỡ tới miền Bắc.

Corner Click chung tay hướng về miền Bắc cùng chương trình "Mỗi khoản nạp - Một hy vọng trao"

Corner Click chung tay hướng về miền Bắc cùng chương trình "Mỗi khoản nạp - Một hy vọng trao"

Doanh nhân 16:40

Corner Click đã ra mắt chương trình từ thiện "Mỗi khoản nạp - Một hy vọng trao", nhằm kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng và hướng về miền Bắc thân thương.

Chứng sĩ chung tay khắc phục thiệt hại bão Yagi với chiến dịch HonorFX: Cùng trade - Cùng sẻ chia

Chứng sĩ chung tay khắc phục thiệt hại bão Yagi với chiến dịch HonorFX: Cùng trade - Cùng sẻ chia

Doanh nhân 14:15

Cộng đồng chứng sĩ Việt Nam cùng HonorFX đang cùng nhau viết nên một câu chuyện đầy ý nghĩa với chiến dịch “Cùng trade - Cùng sẻ chia”.

Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Dự án 13:19

The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

“Một tấm lòng, vạn niềm tin” cùng Neotrades: Chung tay hướng về miền Bắc

“Một tấm lòng, vạn niềm tin” cùng Neotrades: Chung tay hướng về miền Bắc

Doanh nhân 13:17

Neotrades phát động chương trình thiện nguyện "Một Tấm Lòng, Vạn Niềm Tin" mong muốn đồng hành cùng các nhà đầu tư chung tay giúp đỡ đồng bào miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Chung tay khắc phục bão lũ cùng Trade Din Fx

Chung tay khắc phục bão lũ cùng Trade Din Fx

Doanh nhân 21:00

Trade Din Fx đã chính thức phát động chương trình từ thiện "Một giao dịch nhỏ - Nhiều hạnh phúc to" nhằm kêu gọi sự chung tay của các nhà đầu tư và khách hàng, góp phần khắc phục hậu quả của bão lũ vừa qua.

Nam Long quyên góp 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Nam Long quyên góp 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Doanh nhân 20:22

Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, tập thể cán bộ nhân viên (CBNV) Tập đoàn Nam Long đã kêu gọi và cùng nhau quyên góp số tiền 1 tỉ đồng để ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng

XEM THÊM