Động lực thúc đẩy tăng trưởng bất động sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL
Ngay từ năm 2019, Chính phủ đã xác định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nắm giữ vai trò "đầu tàu" dẫn dắt, phát triển bền vững đối với kinh tế đất nước. Tuy dân số chỉ chiếm 20%, nhưng lại đóng góp 45% GDP và 40% nguồn thu ngân sách của cả nước. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ là vùng trọng điểm về nông nghiệp, thủy sản, mà còn có tiềm năng lớn trên bản đồ năng lượng, công nghiệp khi thu hút nhiều dự án trị giá hàng tỷ đô la.
Bên cạnh đó, với vị trí địa lý chiến lược, vùng kinh tế phía Nam còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương hàng hóa trong nước với quốc tế. Chính nhờ lợi thế này, đây sẽ là vùng hưởng lợi từ những hiệp định thương mại quốc tế như CPTPP hay EVFTA - những hiệp định sẽ mở cửa kinh tế Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.
Thực tế những năm gần đây, vùng kinh tế phía Nam được xem là "thỏi nam châm" hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo đó, nguồn vốn FDI rót vào khu vực này chiếm gần một nửa tổng giá trị thu hút FDI của cả nước.
Tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến cao tốc trọng điểm kết nối khu vực Đông Nam Bộ
Bên cạnh đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL luôn nhận được sự quan tâm và nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ. Giai đoạn 2021-2025, khu vực phía Nam sẽ ưu tiên đầu tư nhiều dự án mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, có thể kể đến dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I và nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; các dự án đường bộ gồm: nâng cấp cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn I… cùng nhiều dự án giao thông trọng điểm khác cũng được hình thành trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc đầu tư mạnh mẽ, toàn diện về cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cũng là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản.
Sự dịch chuyển của các "ông lớn" trên thị trường bất động sản
Sự "trỗi dậy" của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL đúng thời điểm quỹ đất tại các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP HCM trở nên khan hiếm, giá đất đô thị ngày càng tăng cao. Điều này đã tạo lực hút cho nhiều doanh nghiệp địa ốc chuyển hướng sang các địa bàn vùng ven tìm kiếm cơ hội.
Nắm bắt sự phát triển của hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL, nhiều ông lớn trên thị trường bất động sản đã tham gia rót vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tạo nên diện mạo mới cho vùng. Thị trường đang dần hình thành xu hướng sống xanh, an cư trong những căn nhà diện tích rộng, không gian sống gần gũi thiên nhiên, tách biệt với trung tâm đô thị đông đúc
Dự án TNR Amaluna tại trung tâm thành phố Trà Vinh được TNR Holdings Vietnam (thành viên TNG Holdings Vietnam) đầu tư bài bản để chăm sóc trọn vẹn cuộc sống của cả gia đình.
Chia sẻ tại tọa đàm "Đón đầu bất động sản Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long" - ông Nguyễn Đăng Phương, Phó tổng giám đốc TNR Holdings Vietnam cho biết: "Việc các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, khai phá những miền đất mới để mang lại lợi ích cho địa phương cũng như các nhà đầu tư bất động sản là xu hướng tất yếu".
Bản lĩnh nhà tiên phong phát triển bất động bản vùng ven
Những năm gần đây, thị trường bất động sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự quan tâm, đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp bất động sản tầm cỡ, trong đó phải kể đến TNR Holdings Vietnam - một trong những nhà phát triển bất động sản tiên phong khai phá bất động sản vùng ven.
Là thành viên Tập đoàn TNG Holdings Vietnam với 25 năm xây dựng và phát triển, với lợi thế am hiểu thị trường bản địa cùng bề dày kinh nghiệm, TNR Holdings Vietnam đã có thời gian dài tích luỹ quỹ đất, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, từ đó xây dựng những phân khúc sản phẩm phù hợp, góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sống người dân.
Phối cảnh tổng thể dự án TNR Grand Long Khánh.
Tại thị trường bất động sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL, TNR Holdings Vietnam đã và đang triển khai đầu tư tại các khu vực Đông và Tây Nam Bộ. Bên cạnh những thị trường chủ chốt như Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Bình Dương, TNR Holdings Vietnam còn ưu tiên đầu tư vào các thị trường tiềm năng mới nổi như An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu…. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: TNR Grand Long Khánh (Đồng Nai), TNR Amaluna (Trà Vinh), TNR Stars Chợ Mới (An Giang), TNR Stars Kiến Tường (Long An)… Các dự án do TNR Holdings Vietnam đầu tư, phát triển đều được quy hoạch bài bản, cảnh quan phong phú, tiện ích đa dạng....
Với quyết tâm phát triển mô hình khu đô thị kiểu mẫu tại các vùng đô thị vệ tinh, TNR Holdings Vietnam sẽ tiếp tục ra mắt các dự án mới trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản địa phương.