TP HCM sẽ mở thêm 22 tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm

Thứ hai, 01/08/2022 16:54

22 tuyến đường ở trung tâm TP HCM dự kiến được tổ chức thành phố đi bộ trong 3 năm tới, giúp hạn chế xe vào nội đô, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế đêm.

Nội dung được đề cập trong Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ ở khu trung tâm, vừa được Sở Giao thông vận tải trình UBND TP HCM.

Theo tờ trình đề án phố đi bộ khu vực trung tâm TP HCM, lực lượng chức năng sẽ tổ chức thực hiện các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025. Quy mô tổ chức thực hiện các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố là 930 ha, với 22 tuyến đường.

Theo đó, từ nay đến năm 2023, phố đi bộ sẽ tổ chức ở vòng xoay Công trường Quốc tế, đường Phạm Ngọc Thạch, Công xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), Đồng Khởi (từ Nguyễn Du đến Lê Lợi), Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Các tuyến này cấm xe chạy khi tổ chức phố đi bộ. Giai đoạn này thành phố sẽ hạn chế xe, để ưu tiên người đi bộ trên các đường Nguyễn An Ninh và Lưu Văn Lang.

TP HCM sẽ mở thêm 22 tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm - Ảnh 1.

Đường Đồng Khởi, quận 1 theo đề án trở thành tuyến phố đi bộ. Ảnh: Quỳnh Trần

Giai đoạn 2 (2023 - 2024), TP HCM mở rộng phạm vi phố đi bộ ngày cuối tuần trên đường Đồng Khởi (từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Nguyễn Thiệp (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Mạc Thị Bưởi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Ngô Đức Kế (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi).

Đồng thời, thành phố ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại đối với các tuyến đường Đông Du (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Mạc Thị Bưởi (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Hồ Huấn Nghiệp, Ngô Đức Kế (Đồng Khởi đến Công trường Mê Linh), Phan Văn Đạt, Tôn Đức Thắng (từ Nguyễn Huệ đến Công trường Mê Linh.


Đến năm 2025, trung tâm thành phố sẽ có thêm phố đi bộ ở đường Hàm Nghi (Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang). Đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách sẽ hạn chế xe và ưu tiên người đi bộ.

Như vậy phạm vi tổ chức các phố đi bộ này xoay quanh tuyến Metro Số 1, dự kiến vận hành thương mại từ cuối năm sau. Trước đó, từ tháng 10/2020, Sở Giao thông vận tải đề xuất 5 tuyến đường thành phố đi bộ, gồm: Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách. Khu vực này có hơn 50 tuyến xe buýt, sau này các tuyến metro đều hoạt động, mỗi năm đón hàng triệu khách bộ hành...

Theo ngành giao thông thành phố, việc mở rộng các phố đi bộ giúp giảm xe cá nhân vào nội đô, phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ ở khu trung tâm - nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa... Để tổ chức 22 đường thành phố đi bộ, đề án nêu các giải pháp: cải tạo nút giao, vỉa hè; điều chỉnh giao thông, tăng kết nối giao thông công cộng; tổ chức sự kiện thu hút người dân, du khách...

TP HCM sẽ mở thêm 22 tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm - Ảnh 2.

Đề án cũng xây dựng năm tiêu chí để xem xét, quyết định triển khai khi có đề xuất mở phố đi bộ thời gian tới. Các tiêu chí này gồm: an toàn, an ninh; hấp dẫn; mức độ tiếp cận, nhu cầu; tính kết nối; và khảo sát sự ủng hộ của cộng đồng.

* Trước đó, vào tháng 9.2020, Sở GTVT cũng đã trình lên UBND TP HCM về đề xuất mở rộng các tuyến phố đi bộ ở trung tâm Thành phố. Cụ thể, đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP HCM do Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT) làm chủ đầu tư. Đơn vị thực hiện nghiên cứu là Công ty Tư vấn GTVT và Đô thị- TUC.


Đề án này nhằm nghiên cứu tiến hành mở rộng một số tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM trong giai đoạn 2021- 2025 theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu 930 ha.

Khu vực được lựa chọn mở rộng thuộc các phường Bến Nghé, Bến Thành và Phạm Ngũ Lão với diện tích khoảng 300 ha.


Có 3 phương án tổ chức các tuyến phố đi bộ mà đơn vị nghiên cứu đề xuất, trong đó phương án 2 được đa số các chuyên gia, địa phương và người dân khi lấy ý kiến đánh giá cao về tính khả thi, kết nối, nhu cầu của người đi bộ và tính an toàn, an ninh.


Cụ thể, phương án 1: Thành lập mạng lưới phố đi bộ vào ngày cuối tuần cho quận 1 với mạng lưới nhiều tuyến đường ở trung tâm nhưng chỉ cấm xe trên một số tuyến đường.


Phương án 2: Phố đi bộ ưu tiên cho đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách với mạng lưới đường phố ưu tiên cho người đi bộ nhưng vẫn cho phép một số phương tiện cơ giới đi lại vào các ngày trong tuần và cấm phương tiện cơ giới lưu thông trên 2 tuyến Nguyễn Huệ, Đồng Khởi vào các ngày cuối tuần.


Phương án 3: Phố đi bộ 24/7 trên đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi và các tuyến đường liên kết dành riêng cho người đi bộ.


Với các phương án đề ra, khi triển khai Sở GTVT đề xuất chia nhiều giai đoạn, bố trí lại giao thông, cải tạo các tuyến xe buýt và cải thiện cơ sở hạ tầng (như bãi đậu xe, nút giao và lối sang đường)....


TP HCM hiện có hai phố đi bộ cấp thành phố là Nguyễn Huệ (hoạt động năm 2015) và Bùi Viện (hoạt động năm 2017). Năm 2020, quận 10 đầu tư 2,5 tỉ đồng tổ chức phố đi bộ ẩm thực, mua sắm theo mô hình kinh tế đêm trước chợ Nguyễn Tri Phương. Năm ngoái, quận 3 đề xuất mở phố đi bộ ở khu vực Hồ Con Rùa, song phạm vi các tuyến đường trùng với nghiên cứu nên Sở Giao thông Vận tải đã gộp vào đề án trên.

NS (th)

Chiến lược giúp giảm tỉ lệ trả hàng trong thương mại điện tử

Chiến lược giúp giảm tỉ lệ trả hàng trong thương mại điện tử

Doanh nhân 14:46

“Serial returner” đang là một thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam khi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Gần 5 tỉ đồng quà tặng trao khách hàng PGBank trong chương trình ưu đãi tiền gửi

Gần 5 tỉ đồng quà tặng trao khách hàng PGBank trong chương trình ưu đãi tiền gửi

Tài chính 19:52

Ngân hàng Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) tổ chức lễ trao thưởng đặc biệt trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi tiền gửi “Đón Xuân Ất Tỵ – Quà vàng Như Ý”.

Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025 hướng tới tăng trưởng bền vững

Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025 hướng tới tăng trưởng bền vững

Doanh nhân 19:51

Sự kiện quy tụ hơn 500 đại biểu, bao gồm nhà đầu tư, quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp...

Masterise Homes đồng hành cùng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Masterise Homes đồng hành cùng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Dự án 09:58

Năm thứ 2 liên tiếp Masterise Homes đồng hành cùng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, một sự kiện trọng điểm mang bản sắc văn hóa, tinh thần của TP Hải Phòng.

Ngân hàng số Cake đạt chứng nhận sinh trắc học cấp độ cao nhất

Ngân hàng số Cake đạt chứng nhận sinh trắc học cấp độ cao nhất

Số hóa 09:00

Cake by VPBank là ngân hàng thuần số đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu giải pháp sinh trắc học khuôn mặt đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 30107-3 cấp độ 2 của iBeta.

Betrimex khánh thành tòa nhà văn phòng chuẩn xanh

Betrimex khánh thành tòa nhà văn phòng chuẩn xanh

Dự án 11:02

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) vừa khánh thành tòa nhà văn phòng mới tại 63 Cao Thắng, Quận 3, TP HCM.

Ngân hàng số Cake ra mắt Quỹ chung

Ngân hàng số Cake ra mắt Quỹ chung

Tài chính 20:15

Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) vừa ra mắt tính năng Quỹ chung.

VNG tăng trưởng lợi nhuận, đẩy mạnh AI, chuyển đổi số

VNG tăng trưởng lợi nhuận, đẩy mạnh AI, chuyển đổi số

Tài chính 19:14

Công ty Cổ phần VNG công bố Báo cáo tài chính quý I/2025: doanh thu thuần đạt 2.232 tỉ đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh đạt 185 tỉ đồng.

Masterise Homes và những dự án hàng hiệu vươn mình cùng đô thị TP HCM

Masterise Homes và những dự án hàng hiệu vươn mình cùng đô thị TP HCM

Dự án 19:13

Những dự án BĐS hàng hiệu điển hình do Masterise Homes phát triển đã và đang tạo dấu ấn mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo đô thị hiện đại của TP HCM.

Grab bổ nhiệm Giám đốc Điều hành mới tại Singapore và Việt Nam

Grab bổ nhiệm Giám đốc Điều hành mới tại Singapore và Việt Nam

Tài chính 21:12

Ngày 5-5, Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, công bố bổ nhiệm hai vị trí lãnh đạo mới tại Singapore và Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1-7.

XEM THÊM