Sơn chống cháy có khả năng chịu nhiệt và tránh được tác động của lửa
Khả năng chịu nhiệt cao
Ưu điểm nổi bật của sơn chống cháy là khả năng chịu nhiệt và tránh được tác động của lửa khi xảy ra sự cố. Nhờ đó, thời gian các vật liệu bị nung nóng, mất kết cấu ban đầu sẽ bị kéo dài. Đồng thời, lớp sơn này ngăn chặn lửa lây lan, giúp cho lực lượng cứu hỏa có thể đến chữa cháy kịp thời.
Tương thích với nhiều bề mặt vật liệu
Thành phần của sơn chống cháy cho phép sử dụng lên hầu hết các loại vật liệu như gỗ, thép, gạch đá, thạch cao, bê tông… Do vậy, không chỉ riêng sắt thép, loại sơn này còn được sử dụng cho đa số các công trình hiện đại.
Bảo vệ vật liệu xây dựng
Mức độ bảo vệ vật liệu của sơn chống cháy phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn mà dao động trong khoảng 30 phút đến 180 phút.
Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ
Mặc dù chức năng chính là chống cháy nhưng loại sơn này đã được cải tiến hơn nhiều về yếu tố màu sắc. Trên thị trường, dòng sơn chống cháy hiện có nhiều thương hiệu cũng như đa dạng màu sắc nên người dùng có thể lựa chọn loại sơn phù hợp.
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy
Mỗi loại sơn chống cháy sẽ có thời gian chịu nhiệt khác nhau, thế nhưng cơ chế hoạt động chung đều giống nhau. Cụ thể:
- Khi nhiệt độ chạm ngưỡng 150 độ C, lớp sơn chống cháy sẽ bắt đầu phản ứng và tạo ra Acid Phosphoric.
- Đến khi nhiệt độ lớn hơn 300 độ C, không khí bắt lửa sẽ được sinh ra và lớp bảo vệ phồng lên. Khí và lớp sơn phồng này có tác dụng cách nhiệt hiệu quả.
- Trường nhiệt độ bắt đầu bằng hoặc lớn hơn 500 độ C, loại sơn này sẽ sinh ra một chất tương tự như gốm. Khi thành phần nhựa trong sơn chảy ra là lúc lớp gốm này phát huy tác dụng. Lớp sơn gốm có khả năng chống mài mòn và mức độ chịu nhiệt lên đến 1000 độ C.
- Trong khi quá trình cacbon hóa xảy ra, sơn sẽ hình thành một lớp cách ly, giúp giảm nhiệt độ trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, chất kết dính có trong sơn mềm ra, hình thành một lớp vỏ giãn nở hơn 80 lần và giữ khí CO2 không thoát ra ngoài.