Phạm Tuấn (quận 7, TP HCM)
Trả lời:
Luật nhà ở 2014 và nghị định 100/2015/NĐ – CP có nêu quy định, những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có chính sách hỗ trợ giải quyết mua nhà ở xã hội như sau: "Ngoài quy định thuộc nhóm 1 trong 7 nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định khoản 1 điều 50 Luật Nhà ở 2014 thì phải thỏa mãn các điều kiện về nhà ở, điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập, cụ thể:
Ảnh minh họa
Cá nhân (trường hợp độc thân) hoặc cả hai vợ chồng (trường hợp đã kết hôn) phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên (ngoại trừ các đối tượng: người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 điều 81 Luật nhà ở 2014, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, pha dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở)."
Căn cứ vào các quy định nêu trên, để được mua nhà ở xã hội thì bạn phải nằm trong nhóm đối tượng có thu nhập thấp và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên.
Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, bạn đã được mua nhà ở xã hội và đang chờ hoàn thiện để nhận nhà, như vậy tại thời điểm mua bạn nằm trong nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội. Nghĩa là bạn thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để mua, trong đó có điều kiện về thu nhập thấp không phải đóng thuế thu nhập hàng tháng.
Sau khi mua nhà và trong quá trình trả góp, nguồn thu nhập của bạn như thế nào không ảnh hưởng đến việc bạn đã mua mua nhà, quan trọng là bạn giữ được mức thu nhập đã cam kết để đảm bảo trả nợ hàng tháng như trong hợp đồng mua nhà ở xã hội đã cam kết.
Nói cách khác, bạn hoàn toàn đủ điều kiện để tiếp tục ở nhà ở xã hội đã được mua dù thu nhập của bạn sau này tăng lên và phải đóng thuế thu nhập cá nhân đều đặn.
TS, Ls. Bùi Quang Tín
(GV khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP HCM)