Chính phủ vào cuộc, cửa sáng cho P2P Lending tại Việt Nam

Thứ sáu, 31/05/2019 15:25

Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây có thể được xem là một tin vui, xung lực mới cho nhóm doanh nghiệp P2P Lending tại Việt Nam.

P2P Lending – Xu hướng tất yếu nhân rộng toàn cầu 

Ra đời cách đây 14 năm, P2P Lending là hình thức vay ngang hàng sử dụng nền tảng công nghệ (platform) để kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay, không thông qua trung gian tài chính truyền thống. Từ các thị trường Anh, Mỹ, P2P Lending đã nhanh chóng phát triển mạnh sang châu Á và được mở rộng tại các thị trường Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… và Việt Nam.  

Tuy nhiên, dù hình thức cho vay ngang hàng giống nhau nhưng cách thức quản lý ở mỗi quốc gia lại có một số điểm khác nhau. Tại Mỹ hoặc Anh, P2P Lending vận hành gần giống như hoạt động đầu tư trái phiếu. Đặc biệt tại Mỹ, công ty P2P Lending chỉ được huy động tối đa 1,07 triệu USD trong mỗi năm từ nhà đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt cần xin phép riêng và phải được thẩm định bởi Sở giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).

Chính phủ vào cuộc, cửa sáng cho P2P Lending tại Việt Nam - Ảnh 1.

P2P Lending đang là xu hướng được nhân rộng toàn cầu

Tương tự, tại Malaysia, Ủy ban chứng khoán quốc gia (SC) giữ vai trò chính trong việc quản lý mô hình cho vay ngang hàng (do quan niệm đây là hình thức đầu tư vốn) và quy định lãi suất cho vay không vượt mức 18%/năm. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính (OJK) lại là đơn vị quản lý hoạt động P2P Lending của Indonesia và phải có số vốn tối thiểu 1 triệu rupiah (khoảng 67.000 USD) khi đăng ký và 2,5 triệu rupiah để được chính thức cấp giấy phép kinh doanh.

Mặc dù vậy, điểm chung của P2P Lending ở mọi quốc gia là khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, giải ngân nhanh, linh hoạt và chi phí tuân thủ thấp hơn so với cách thức vay truyền thống. Chính những điều này đã khuyến khích sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các sàn P2P Lending trong những năm qua nhằm tiếp cận các đối tượng khách hàng chưa hoặc khó tiếp cận được khu vực ngân hàng.

Theo bà Dương Nguyễn, chuyên gia kinh tế khu vực tài chính Vụ Đông Nam Á, thị trường cho vay P2P Lending toàn cầu ước tính sẽ có mức tăng trưởng lên tới 53%/năm và có thể đạt tới giá trị 490 tỷ USD vào năm 2020.  

Tiềm năng phát triển của P2P Lending được các chuyên gia kinh tế đánh giá là vô cùng lớn, có thể trở thành hình thức tín dụng phổ biến toàn cầu. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang dành nhiều sự quan tâm để đưa hệ thống này trở thành kênh dẫn vốn ổn định, minh bạch trong thời gian tới.

Hành lang pháp lý sẽ tạo điều kiện phát triển cho P2P Lending

Tại Việt Nam, P2P Lending có xu thế phát triển nhanh, thu hút khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động, theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB). Một số công ty P2P Lending quy mô như Tima, VnVon… đang tập trung phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, để nghiên cứu và phân tích chuyên sâu nhằm đảm bảo đơn giản, minh bạch, giảm thiểu rủi ro và được hàng vạn khách hàng tín nhiệm.

Trong đó, VnVon được chú ý nhờ mô hình hoạt động đặc trưng chỉ hướng tới đối tượng khách hàng cho vay là các doanh nghiệp với pháp lý đầy đủ. Mô hình này được kỳ vọng sẽ giải quyết phần nào "nút thắt" về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhà đầu tư.

Chính phủ vào cuộc, cửa sáng cho P2P Lending tại Việt Nam - Ảnh 2.

Chính phủ vào cuộc tạo động lực cho thị trường P2P Lending Việt Nam

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định cho vay ngang hàng là hình thức giao dịch dân sự và pháp luật hiện hành chưa có quy định giao cho cơ quan chức năng nào quản lý. Cơ quan quản lý không cấm các sản phẩm của xu hướng kinh doanh mới nhưng phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ.

"Việc hình thành khung pháp lý sẽ giúp điều chỉnh hoạt động, quy định hạng mục vận hành của đơn vị kinh doanh nền tảng, yêu cầu quản trị và bảo mật thông tin, đánh giá tín nhiệm và xây dựng chuẩn mực quản trị rủi ro", bà Hồng nói và cho biết Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng nhà nước nghiên cứu để có phương án về lĩnh vực trên và mới đây, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất thực hiện thí điểm và đưa hoạt động này thành ngành kinh doanh có điều kiện.

Cũng tại cuộc họp về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) mới đây, đại diện Chính phủ cho biết đã có dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về phương thức hoạt động truyền thống của P2P Lending giúp kết nối trực tiếp người vay với người cho vay, đồng thời xem xét việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính.

Những động thái quản lý mới nhất này đã mở ra cơ hội và xung lực cho P2P Lending hoạt động bền vững minh bạch. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng xác lập mô hình quản trị hiệu quả để đón đầu khi Chính phủ hoàn tất các quy trình quản lý mới nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngang hàng và tạo nên môi trường cho vay lành mạnh, tiến tới huy động được nguồn vốn khổng lồ trong gần 100 triệu người dân Việt Nam.

Theo tổ chức nghiên cứu Transparency Market Research, quy mô, tốc độ tăng trưởng luỹ kế của P2P Lending dự kiến đạt 48,2% trong giai đoạn 2016 - 2024. Trong khi đó, định chế tài chính Morgan Stanley nhận định mức tăng trưởng 53,5% trên toàn cầu vào năm 2020.

Hà Nhung

Core5 Việt Nam được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024”

Core5 Việt Nam được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024”

Doanh nhân 12:33

Core5 Việt Nam vừa được công nhận là “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 10.

ROX Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp

ROX Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp

Doanh nhân 12:32

Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX vừa được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ hai liên tiếp.

Sống thời thượng chuẩn quốc tế tại Masteri Grand View

Sống thời thượng chuẩn quốc tế tại Masteri Grand View

Dự án 10:08

Masteri Grand View – phân khu cao tầng đầu tiên tại The Global City với thiết kế tinh tế và hệ tiện ích đẳng cấp, phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế.

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Dự án 10:04

MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia phát triển trong suốt 10 năm qua.

Gần 20.000 khán giả tham gia sự kiện khai phố mở hội tại The Global City

Gần 20.000 khán giả tham gia sự kiện khai phố mở hội tại The Global City

Dự án 15:45

Tuyến phố Art Ave tại SOHO chính thức khai trương, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển tại The Global City.

The OpusK – Mảnh ghép cuối cùng được mong chờ nhất The Metropole Thủ Thiêm

The OpusK – Mảnh ghép cuối cùng được mong chờ nhất The Metropole Thủ Thiêm

Dự án 15:44

The OpusK là biểu tượng của phong cách sống sang trọng và tinh tế, minh chứng cho tầm nhìn tiên phong về một nơi an cư đậm tinh thần hiện đại.

Người bán "những giấc ngủ ngon"

Người bán "những giấc ngủ ngon"

Doanh nhân 11:30

"Kinh doanh chăn ra gối nệm, trên hết, tôi muốn mang đến cho mọi người giấc ngủ ngon", ông Nguyễn Hữu Duy, Tổng Giám đốc CTCP Vạn Thiên Sa (Edena), chia sẻ.

Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy tại KCN Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy tại KCN Đông Nam Á Long An

Doanh nhân 13:36

Tập đoàn Đồng Tâm và QuickPack đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư để cho thuê đất trong Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An.

Intel ra mắt dòng vi xử lý Core Ultra thế hệ mới

Intel ra mắt dòng vi xử lý Core Ultra thế hệ mới

Số hóa 10:14

Intel giới thiệu dòng vi xử lý x86 tiết kiệm điện năng, Intel® Core™ Ultra (Series 2), gồm Intel® Core™ Ultra 200V Series và Intel® Core™ Ultra 200S Series.

CapitaLand Development ghi dấu ấn rực rỡ với 7.000 căn hộ ra mắt

CapitaLand Development ghi dấu ấn rực rỡ với 7.000 căn hộ ra mắt

Doanh nhân 14:35

Cùng 9 giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru 2024. Trong đó có giải "Nhà phát triển BĐS bền vững xuất sắc", chiến thắng cao nhất cho dự án DEFINE, The Orchard.

XEM THÊM