Theo thông lệ, cuối năm sẽ là "mùa" kiều hối đổ về nhiều nhất. Năm nay, để thu hút nguồn vốn quan trọng này, các ngân hàng tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Không chỉ vậy, một số nhà băng khác đã và đang tích cực kết hợp cùng các nền tảng công nghệ để đem đến dịch vụ nhận kiều hối tiện lợi nhất cho khách hàng.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ cuối năm là lúc người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã và đang bắt đầu phục hồi sẽ giúp cho kiều bào có thêm thu nhập, tăng lượng tiền gửi về.
Có thể thấy, trong nhiều năm qua, kiều hối luôn là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Nguồn kiều hối về Việt Nam đạt mức kỷ lục 12,5 tỷ USD năm 2021 đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.
TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, cho rằng bất chấp khó khăn của đại dịch, trong năm qua nguồn kiều hối vẫn tăng trưởng tích cực là bởi Việt Nam có môi trường đầu tư ngày càng tốt, nhiều chính sách hấp dẫn dành cho Việt kiều. Người dân ngày càng cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực của môi trường kinh doanh trong nước, cộng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô là những yếu tố khuyến khích kiều bào chuyển tiền về cho người thân đầu tư trong nước. Đây cũng là lý do khiến nguồn kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Về phía các tổ chức tín dụng, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng đã có sự kết nối mạnh mẽ với tổ chức quốc tế và cả các nhà trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, đầu tư công nghệ, tăng cường hiệu quả dịch vụ. Điều này cần được nhìn nhận là nhân tố có tác động kích hoạt lượng kiều hối linh hoạt, thông suốt về Việt Nam. Dù vậy, vẫn cần nhìn nhận hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các đơn vị khác như các công ty kiều hối.
Việt Nam nằm trong top 10 nước nhận kiều hối cao nhất
Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.
Tại một số nước đang phát triển , số tiền được đưa vào từ kiều hối có thể đứng hàng cao thứ nhì trong các nguồn thu nhập, cao hơn cả viện trợ quốc tế . Số kiều hối hàng năm trên thế giới được ước tính từ 250 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới và các Ngân hàng Trung ương đến 401 tỷ của IFAD .
Một nước có số lượng kiều hối cao sẽ thúc đẩy những hoạt động đầu tư khác trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các mô hình kinh doanh loại nhỏ...
Tại Việt Nam, dù kinh tế toàn cầu nói chung vẫn còn suy thoái, lượng kiều hối đổ về Việt Nam vẫn tăng. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 nước nhận nhiều kiều hối lớn nhất, năm 2014 đạt 12 tỉ USD. Tuy nhiên lượng kiều hối này không tác động lắm vào nền kinh tế. Theo các chuyên gia, đại bộ phận kiều hối có thể chỉ rơi vào lĩnh vực sinh hoạt, như ăn học, thuốc men… và đặc biệt là trả nợ ngân hàng, tình hình bán lẻ cũng như sản xuất gần đây cho thấy lượng kiều hối này chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó.
Năm 2021 là một năm đạt lượng kiều hối cao nhất của Việt Nam. Theo số liệu của VNe - kiều hối năm 2021 đạt khoảng 18.6 tỷ USD. Trong đó 50% có nguồn gốc từ Mỹ và 50% có đích đến là TP HCM. Việt Nam cũng nằm thứ 10 trong top 10 nước nhận kiều hối cao nhất.