Hạn chế xây nhà tái định cư bằng vốn ngân sách

Thứ năm, 07/03/2019 08:35

Chủ trương của TP HCM hiện nay hạn chế dùng tiền ngân sách để đầu tư nhà tái định cư nhằm tránh lãng phí.

Hạn chế xây nhà tái định cư bằng vốn ngân sách - Ảnh 1.

Khu tái định cư Vĩnh Lộc B còn hàng ngàn căn hộ bị bỏ hoang - Sơn Sơn

Thay vì đầu tư hàng chục ngàn căn hộ tái định cư để rồi không sử dụng, bỏ hoang lãng phí, mới đây TP HCM đã có chủ trương hạn chế dùng vốn ngân sách xây nhà tái định cư và có thể mua lại quỹ nhà của doanh nghiệp để tái định cư.

Tồn hơn 12.000 nhà tái định cư

Theo Sở Xây dựng TP HCM, trong 2 năm 2019 - 2020, thành phố dự kiến triển khai 300 dự án chỉnh trang đô thị với khoảng 19.000 gia đình bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2021-2025, triển khai 226 dự án chỉnh trang đô thị, với khoảng 25.000 hộ bị ảnh hưởng. Như vậy từ 2019-2025, tổng số gia đình bị ảnh hưởng bởi các dự án khoảng 44.000 hộ, trong số đó có khoảng 27.200 trường hợp muốn tái định cư.

Trong khi đó, hiện nay thành phố còn 12.197 nhà tái định cư (bao gồm 9.589 căn hộ và 2.688 nền đất) chưa sử dụng. Trong số này, TP cần bán đấu giá 5.075 căn hộ và nền đất để thu hồi vốn. Đặc biệt trong số này có hàng ngàn căn hộ tái định cư được đầu tư xây dựng quá xa khiến tình trạng nhà tái định cư bị bỏ hoang quá lâu, không ai sử dụng.

Điển hình như khu tái định cư Vĩnh Lộc B (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) được khởi công từ năm 2008, đưa vào sử dụng năm 2011 trên diện tích 30,9 ha, gồm 529 nền đất và 45 block chung cư với 1.939 căn hộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng thời điểm đó. Đây được xem là điển hình về lãng phí quỹ nhà tái định cư khi mà đến nay hàng ngàn căn hộ và nền đất vẫn đắp mền, người dân không chịu về nhận nhà tái định cư vì nó quá xa khu trung tâm, trong khi hạ tầng kết nối lại quá kém.

Mua lại nhà thương mại

Trước thực trạng trên, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP HCM, cho biết thành phố sẽ hạn chế triển khai dự án nhà tái định cư mới bằng ngân sách nhà nước mà đặt hàng doanh nghiệp với số lượng sát với nhu cầu. Ngoài ra, thành phố sẽ rà soát quỹ đất nhà ở xã hội 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới theo hình thức nộp tiền để chủ động nguồn vốn xây nhà tái định cư . Đối với các dự án có quỹ nhà tái định cư, nếu không có nhu cầu sẽ để doanh nghiệp tự kinh doanh theo hình thức bán nhà thương mại chứ không “níu chân” doanh nghiệp.

Hạn chế xây nhà tái định cư bằng vốn ngân sách - Ảnh 2.

Tại Thủ Thiêm, nhiều block chung cư tái định cư đã xây dựng xong nhưng không có người ở - Sơn Sơn

Trước mắt đối với quỹ nhà tái định cư đang phải sử dụng hết, quỹ nhà tái định cư nếu đã hoàn thành 5 năm nhưng đến nay chưa bố trí sử dụng phải xem xét đem bán đấu giá thu hồi vốn nhằm đảm bảo nhà không bị xuống cấp.

Đối với các quận huyện có nhu cầu nhà tái định cư, phải đăng ký với Sở Xây dựng để được phân bổ. Việc đăng ký nhu cầu chỉ cho hằng năm và lãnh đạo các quận huyện phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký của mình. Đến cuối năm báo cáo thành phố việc sử dụng quỹ nhà đăng ký trong năm như thế nào. Chậm nhất đầu tháng 4.2019, các quận huyện phải đăng ký Sở Xây dựng nhu cầu sử dụng quỹ nhà của địa phương mình.

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của người dân và các dự án nhà ở thương mại mà doanh nghiệp đang xây dựng, thành phố sẽ đăng ký mua lại để đảm bảo tái định cư tại chỗ cho người dân, sát với nhu cầu và nhà tái định cư tại chỗ cho người dân và chất lượng cũng được nâng cao hơn.

Theo lãnh đạo một công ty bất động sản tại TP HCM, lâu nay thành phố vẫn dùng vốn ngân sách để đầu tư nhà tái định cư dựa trên nhu cầu (khảo sát - NV) của người dân. Điển hình như dự án tái định cư 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm (quận 2), khi đó thành phố tính toán số lượng như vậy mới đủ để tái định cư cho người dân bị thu hồi đất tại đây. Từ đó thành phố vay vốn ngân hàng, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư. Nhưng đa số họ tự nhận tiền để lo chỗ ở mới khiến quỹ nhà tái định cư tại Thủ Thiêm bị dư thừa rất nhiều. Hay tại chung cư tái định cư Vĩnh Lộc B, nhà nước cũng “bơm” tiền xây hàng ngàn căn hộ tái định cư nhưng người dân lại chê do quá xa nơi ở cũ dẫn đến “tồn kho” hàng chục ngàn căn hộ, nền đất tái định cư như nói trên.

“Hiện nay chính sách bồi thường gần như sát với giá thị trường, nên đa số người dân thường nhận tiền để tự đi mua nhà, đất thay vì nhận nhà tái định cư. Chính vì vậy, thay vì xây dựng sẵn quỹ nhà, thành phố nên mua lại nhà của các công ty bất động sản để tái định cư cho dân là hợp lý và tránh tình trạng lãng phí khi nhà đầu tư xong không ai ở như thời gian vừa qua”, vị này phân tích.

Theo thanhnien.vn

Rakuten Viber triển khai tài khoản doanh nghiệp tại Việt Nam

Rakuten Viber triển khai tài khoản doanh nghiệp tại Việt Nam

Doanh nhân 12:59

Rakuten Viber vừa chính thức triển khai các công cụ hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam.

Tập đoàn Khang Điền: Tự hào thương hiệu quốc gia

Tập đoàn Khang Điền: Tự hào thương hiệu quốc gia

Doanh nhân 12:58

Tập đoàn Khang Điền lần thứ hai liên tiếp được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia 2024 do Bộ Công thương chủ trì.

TP Thủ Đức trong bức tranh quy hoạch của TP HCM

TP Thủ Đức trong bức tranh quy hoạch của TP HCM

Dự án 15:15

Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch TP HCM, TP Thủ Đức (thuộc khu Đông TP HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao.

Masteri Lakeside - Dấu ấn hoàn thiện Masteri Collection tại Ocean Park 1

Masteri Lakeside - Dấu ấn hoàn thiện Masteri Collection tại Ocean Park 1

Dự án 22:39

Nhà phát triển BĐS quốc tế Masterise Homes chính thức giới thiệu dự án Masteri tại Ocean Park 1, Hà Nội mang tên Masteri Lakeside - Biểu tượng Sống Kết nối.

Imperia Signature Cổ Loa: Dấu ấn cho hành trình thập kỷ của MIK Group

Imperia Signature Cổ Loa: Dấu ấn cho hành trình thập kỷ của MIK Group

Dự án 08:00

Sự hiện diện của The Continental – dự án thuộc tổ hợp Imperia Signature Cổ Loa, đánh dấu sự chuyển mình của MIK Group sau 10 năm tạo dựng thương hiệu Imperia.

10 đơn vị phân phối căn hộ cao cấp Kiều by Kita

10 đơn vị phân phối căn hộ cao cấp Kiều by Kita

Địa ốc 16:55

Tập đoàn KITA Group, chủ đầu tư dự án Kiều by KITA, đã ký kết hợp tác cùng 10 đối tác chiến lược phân phối các căn hộ cao cấp Kiều by KITA.

Tập đoàn MetLife vào top 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024

Tập đoàn MetLife vào top 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024

Doanh nhân 06:56

Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng Great Place to Work thực hiện.

Bosch 10 năm liên tiếp vào danh sách Tốp 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam

Bosch 10 năm liên tiếp vào danh sách Tốp 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam

Doanh nhân 10:32

Bosch Việt Nam tự hào nhận hai chứng nhận uy tín trong năm nay, bao gồm: "Tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" và "Great Place to Work 2024".

Vị trí “vàng” của Masteri Grand View – Trung tâm mới, giá trị mới

Vị trí “vàng” của Masteri Grand View – Trung tâm mới, giá trị mới

Dự án 08:03

Với vị trí chiến lược tại The Global City, Masteri Grand View là tâm điểm của thị trường bất động sản TP HCM

AstraZeneca được bình chọn tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

AstraZeneca được bình chọn tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Doanh nhân 06:07

AstraZeneca tiếp tục được bình chọn là 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, xếp thứ 5 toàn ngành dược và 35 trong tốp 100 nơi làm việc tốt nhất.

XEM THÊM