Hành lang giao thương chiến lược
Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, dài 115 km với tổng mức đầu tư gần 21.000 tỉ đồng. Đây là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất được đầu tư tại Cao Bằng, được xem là giải pháp then chốt giúp địa phương bứt phá toàn diện về kinh tế xã hội, văn hóa – du lịch…
Tuyến cao tốc này sẽ kết nối các cửa khẩu quốc tế quan trọng như Trà Lĩnh - Long Bang và Tà Lùng - Thủy Khẩu. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Lạng Sơn chỉ còn khoảng 1,5 giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa và phát triển kinh tế cửa khẩu.
Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 cuối năm 2025. Nguồn ảnh: baochinhphu.
Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ tạo ra một hành lang giao thương chiến lược, đưa Cao Bằng trở thành cửa ngõ kết nối các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc với các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội đi Hải Phòng; các tỉnh phía Nam Việt Nam kết nối với các tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội, kết nối với tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang và các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam.
Từ đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh Cao Bằng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.
Trước khi khởi công tuyến cao tốc huyết mạch, Cao Bằng đã nâng cấp cửa khẩu Trà Lĩnh thành cửa khẩu quốc tế. Hiện tỉnh này đang tiếp tục đầu tư đưa Trà Lĩnh trở thành mô hình cửa khẩu thông minh đầu tiên của tỉnh. Kinh tế cửa khẩu phát triển cũng chính là cơ hội giúp những người dân tỉnh biên giới có thêm cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập.
Bên cạnh đó, công viên logistics tại Lạng Sơn cũng mang tới hiệu ứng lan tỏa, giúp Cao Bằng có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Công viên này là dự án logistics tiên phong và lớn nhất khu vực với tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỉ đồng.
Nhờ tích hợp các giải pháp tự động hóa và kết nối dữ liệu với hệ thống hải quan Việt Nam - Trung Quốc, công viên logistics giúp tối ưu hóa quy trình thông quan, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa chỉ còn 24 giờ và giảm chi phí.
Việc kết nối với công viên logistics Lạng Sơn qua tuyến cao tốc sẽ giúp Cao Bằng gia tăng năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.
Trong năm 2025, tỉnh Cao Bằng cũng sẽ tập trung phát triển một số công trình trọng điểm về giao thông, hạ tầng cửa khẩu, đô thị, du lịch trên địa bàn để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ hội đầu tư đón sóng tăng trưởng
Các chuyên gia cho rằng, hạ tầng giao thông và logistics sẽ là động lực tăng trưởng của Cao Bằng trong thời gian tới. Theo dự báo, lĩnh vực bất động sản, thương mại và dịch vụ tại thành phố Cao Bằng cũng sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Làn sóng đầu tư các dự án bất động sản cao cấp, nhà hàng, khách sạn và trung tâm thương mại… đón đầu các cơ hội phát triển tại Cao Bằng đã bắt đầu hình thành. Những dự án như Grand Cao Bằng (tên gọi cũ là TNR Grand Palace Cao Bằng) với vị trí trung tâm và thiết kế hiện đại, sẽ hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng phát triển này.
Grand Cao Bằng - Dự án bất động sản hiếm hoi tại trung tâm thành phố Cao Bằng.
Grand Cao Bằng là tổ hợp nhà phố, liền kề tại trung tâm thành phố Cao Bằng do ROX Living (tiền thân là TNG Realty) phát triển. Đây là dòng sản phẩm cao cấp, sở hữu hàng loạt lợi thế như: vị trí độc tôn; thiết kế tinh tế và đẳng cấp. Trong hơn 10 năm tham gia thị trường, ROX Living đã ghi dấu ấn là nhà phát triển bất động sản phong cách sống hàng đầu Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, những dự án hạ tầng chiến lược như tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, cửa khẩu quốc tế và logistics đang mở ra cơ hội phát triển bền vững cho Cao Bằng nói riêng và cả khu vực nói chung.
Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội sinh lời dài hạn chắc chắn không thể bỏ qua Cao Bằng - nơi giao thoa giữa tiềm năng phát triển kinh tế và lợi thế về vị trí chiến lược.