Từ hình mẫu "xanh hóa" quốc gia của Singapore…
Là quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, Singapore đã thành công trong công tác quy hoạch đô thị và phủ xanh thành phố với mục tiêu tăng cường mật độ cây, củng cố mỹ quan, nâng cao môi trường sống và giải trí cho người dân. Sau nhiều thập kỷ, Singapore đã đạt tỷ lệ phủ xanh hơn 50% diện tích mặt đất theo chiều ngang, và hơn 75% cả chiều dọc theo đúng quốc sách phát triển "vườn thẳng đứng".
Ấn tượng đầu tiên về Singapore chính là sân bay quốc tế Changi cùng khu phức hợp Jewel do Tập đoàn CapitaLand hợp tác phát triển. Dự án chú trọng tính gần gũi với thiên nhiên khi sở hữu thác nước trong nhà cao nhất thế giới, công viên nhiệt đới 14.000m2 và 60.000 cây xanh… Với kiến trúc vượt thời đại, sân bay Jewel Changi được biết đến là điểm du lịch hàng đầu đem đến những trải nghiệm xanh độc nhất.
Viên ngọc Jewel Changi được xây dựng với các vật liệu bền vững cùng hạ tầng tiết kiệm năng lượng
Hệ thống cơ sở hạ tầng, hàng trăm công viên và vườn thực vật cũng được tính toán và xây dựng hợp lý theo cách thức đa tầng. Như vậy, mọi hộ gia đình sẽ sống trong trong phạm vi chỉ 10 phút đi bộ đến công viên lân cận; các khu vườn trở thành không gian xanh cho người dân, đồng thời là nơi bảo tồn đa dạng sinh học bản địa.
Bên cạnh nỗ lực "xanh hóa" cơ sở hạ tầng, kiến trúc bền vững cũng được ưu tiên đưa vào từng công trình xây dựng nhằm tối ưu không gian xanh cho dân cư sinh sống với thiết kế vô cùng đa dạng và sáng tạo.
Trong lĩnh vực dân dụng, One Pearl Bank là dự án gây chú ý đặc biệt hiện nay với mô hình tổ hợp nhà ở đầu tiên trên thế giới có vườn phân lô trên cao dành cho cư dân. Sở hữu 2 tòa tháp 39 tầng, chủ đầu tư CapitaLand cung cấp 18 "khu vườn trên không" với gần 200 khoảnh đất màu mỡ để cư dân One Pearl Bank có thể tự trồng rau quả, trái cây, thảo mộc tại nhà.
Cứ mỗi 4 tầng lại có một khu vườn, cư dân One Pearl Bank được trải nghiệm hoạt động làm vườn, hít thở không khí trong lành như đang ở giữa rừng cây
… đến hành trình xây dựng Việt Nam bền vững
Theo Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam hiện đã có 233 công trình xanh, song vẫn còn khiêm tốn so với bề dày dự án đã triển khai tại Singapore. Trong "cơn khát xanh" của bất động sản Việt, các chủ đầu tư dần lấy triết lý bền vững làm kim chỉ nam và không ngừng tìm kiếm những giải pháp sáng tạo cân bằng không gian sống - môi trường tự nhiên.
Bên cạnh tiên phong nỗ lực "xanh hóa" nước sở tại, CapitaLand đặt tính bền vững làm cốt lõi cho các hoạt động kinh doanh tại các khu vực có sự hiện diện của tập đoàn. Với 3 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam, CapitaLand Development (CLD) – nhánh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand, đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ cho việc phát triển bất động sản bền vững qua hàng loạt dự án biểu tượng đạt chuẩn xanh quốc tế từ Bắc đến Nam. CLD đặc biệt chú trọng đến tính bền vững trong tất cả các giai đoạn đầu tư và thiết kế, phát triển quỹ đất cho đến vận hành.
Heritage West Lake (Hà Nội) được chứng nhận Công trình xanh của Bộ Xây dựng Singapore (BCA)
Tại mảnh đất Tây Hồ, Heritage West Lake là dự án căn hộ cao cấp đầu tiên của Hà Nội được thiết kế giao thoa hoà hợp giữa giá trị hiện đại và nét văn hóa lịch sử của thủ đô, tích hợp hàng loạt chuỗi tiện ích nghệ thuật cùng các "mảng xanh" trong không gian sống. Tại TP HCM, dự án Feliz en Vista (TP Thủ Đức) được CLD phát triển với mật độ xây dựng cực thấp chỉ 23%, mang đến mảng xanh cực đại cho 973 hộ gia đình nơi đây... Dự án còn 'mô phỏng lưu luồng gió' độc đáo cho từng mặt bằng, giúp cư dân đón gió tự nhiên trong chính căn hộ, mang lại lợi ích cho sức khoẻ và tinh thần, đồng thời tối ưu chi phí sử dụng điện.
Khu vực bãi đỗ xe nổi tại dự án Feliz en Vista giúp cư dân tránh việc nước vào và đảm bảo khí tự nhiên lưu thông mọi nơi.
Dự kiến ra mắt trong năm nay, dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của CLD tại Thành phố mới Bình Dương cũng sẽ mang kiến trúc xanh chuẩn Singapore và được định hướng thiết kế đạt chứng nhận bền vững EDGE của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới. Dự án tận dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, trang bị hệ thống cảm biến tiết kiệm năng lượng và xử lý rác thải. Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến được đưa ra để cư dân không chỉ tận hưởng, mà còn đóng góp vào lối sống bền vững.