Theo đó, giao diện website mới và Mobile App KPHUCSINH - hiện thực hóa chiến lược phát triển song song giữa vị thế của nhà xuất khẩu sản phẩm nông sản & thực phẩm số 1 Việt Nam, với tầm nhìn trở thành nhà bán lẻ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Phát huy vị thế một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam đã hiện diện thành công tại hơn 130 quốc gia, sở hữu cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại, khép kín 3F (Farm – Factory- From Farm to Cup) gồm 6 nhà máy tại phía Nam và phía Bắc, cùng mạng lưới đại lý, đối tác trong chuỗi cung ứng phân phối thực phẩm chế biến sâu, tập trung trong hai mặt hàng Cà Phê và Hồ Tiêu với hơn 50 nhãn hiệu sản phẩm thuộc nhãn hàng KCoffee và KPepper đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế UTZ, RFA, KOSHER, HALAL,… Phúc Sinh Group xác định chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn trong chiến lược đột phá kinh doanh để phù hợp với bối cảnh, xu thế mới.
Ứng dụng KPHUCSINH hiện đã có mặt trên cả 2 hệ điều hành thông dụng iOS và Android. Khi tải ứng dụng APP KPHUCSINH, khách hàng dễ dàng mua sắm, đặt hàng các sản phẩm chủ lực do Phúc Sinh trực tiếp sản xuất là KCoffee và KPepper. Ngoài ra, trong chiến lược bán lẻ thương mại điện tử, Phúc Sinh Consumer đã kết nối với hàng trăm nhà sản xuất, bán hàng, phân phối lớn và trực tiếp nhập khẩu để đa dạng hóa các mặt hàng trên cùng một app KPHUCSINH phục vụ đời sống, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Cụ thể, trong giai đoạn 1 khi ra mắt app KPHUCSINH, khách hàng có thể tham gia lựa chọn sản phẩm mong muốn trong hơn 500 mặt hàng hiện có cho giỏ hàng của mình. Đồng thời, tận hưởng chính sách giá siêu ưu đãi, tốc độ giao hàng nhanh và những chương trình khuyến mãi, tặng quà giá trị liên tục tại KPHUCSINH.
Trong giai đoạn 2 từ năm 2022, Phúc Sinh Consumer sẽ tiếp tục hướng đến mở rộng và đa dạng hóa các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, công nghệ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu từ A-Z của người tiêu dùng và tiến đến cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, cho biết: "Chúng tôi đi từ chỗ sản xuất cà phê, tiêu và các mặt hàng gia vị nông sản ứng dụng công nghệ cao, chất lượng quốc tế để phục vụ khách hàng tiêu dùng nội địa được thưởng thức sản phẩm nông sản Việt, giá thành Việt chất lượng châu Âu, đã khẳng định được dấu ấn và thương hiệu riêng để khách hàng nghĩ đến cà phê, là nhớ đến KCoffee; đến hôm nay đã tiến tới cung cấp ứng dụng KPHUCSINH – nơi mà khách hàng không chỉ có điều kiện để chọn mua các sản phẩm thực phẩm gia vị sạch, còn có thể "ngồi một chỗ, mua cả thế giới".
Theo ông Thông, mục tiêu của Phúc Sinh Consumer nói riêng, Phúc Sinh Group nói chung khi thực hiện app KPHUCSINH, trước hết là để nhằm đón đầu cơ hội chuyển đổi số và tạo điều kiện để Phúc Sinh tiếp tục đi trước, tiên phong trong kinh doanh sáng tạo, phát triển với năng lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường. Quan trọng hơn là tiếp tục mang đến các sản phẩm chất lượng cao, xứng đáng với đời sống đang ngày càng được cải thiện, cũng như là quyền lợi thiết thực của người tiêu dùng.
Phúc Sinh Consumer cũng chính thức công bố cuộc thi sáng tạo quy mô toàn quốc: K UNLIMITED CREATION – Sáng Tạo Không Giới Hạn. Đây là cuộc thi truyền thông sáng tạo dành cho các bạn trẻ muốn đưa ý tưởng của mình đến hàng triệu người tiêu dùng. Cuộc thi bao gồm 2 hạng mục: Thiết kế bao bì sản phẩm và Sáng tạo Video. Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 5/11 và kết thúc vào 23/12. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên đến 250 triệu đồng. Ngoài giá trị tiền thưởng lớn cùng hiện vật, người thắng cuộc còn có cơ hội hợp tác cùng Phúc Sinh Consumer trong tương lai.
Năm 2020, thế giới và Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức từ các chuyển động, biến động toàn cầu. Trong đó có tác động của cuộc cách mạng 4.0, dịch Covid-19 và sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Cùng với lợi thế dân số, nền tảng công nghệ, thì khả năng chi tiêu và lựa chọn mua sắm trên kênh thương mại điện tử của người dân Việt Nam cũng đang tăng rất nhanh. Hành vi tiêu dùng theo xu hướng mới góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của các thành phần thuộc nền kinh tế trên mọi lĩnh vực.