Sau dịch Covid-19, chiến lược xoay trục đổ FDI về Long An

Thứ ba, 15/03/2022 08:00

Là địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI lớn thứ hai cả nước, sau dịch Covid-19, Long An tiếp tục trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp nước ngoài với tiềm năng tăng trưởng vượt trội.

Trục kinh tế thay đổi, hút sóng đầu tư ngoại

Hơn 2 năm kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, chuỗi cung ứng liên tục bị đứt gãy cả ở thị trường quốc tế và nội địa. Theo Tradeshift, một nền tảng toàn cầu về quản lý chuỗi cung ứng, cho biết mức độ ảnh hưởng lớn của đại dịch đến thương mại và nhu cầu. Cụ thể, tại Trung Quốc, giao dịch thương mại trong nước và quốc tế đã giảm 56% so với giữa tháng 2/2021. Trong khi đó Mỹ, Anh và châu Âu cũng chứng kiến mức giảm 26% vào đầu tháng 4 và tiếp tục giảm 17% vào cuối tháng 4/2021.

Thay vì chỉ dựa vào "nhà máy sản xuất khổng lồ" nhất thế giới là Trung Quốc, các công ty toàn cầu sẽ đa dạng hoá chuỗi cung ứng trong tương lai, bắt đầu xoay trục qua những trung tâm sản xuất mới như Việt Nam, Mexico và Ấn Độ - và có thể các thị trường mới sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch này.

Một trong những thị trường điểm sáng tại Việt Nam chính là Long An. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), năm 2021, Long An đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với vốn đầu tư đạt 3,84 tỉ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tính đến thời điểm hiện nay, Long An thu hút 2.113 dự án, được cấp chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 251.614 tỉ đồng; 1.124 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 9,3 tỉ USD.

Sau dịch Covid-19, chiến lược xoay trục đổ FDI về Long An - Ảnh 1.

Long An là tỉnh đang hút vốn FDI lớn thứ 2 cả nước và tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI trong năm 2022. Hình chụp tại huyện Đức Hoà – Nơi chiếm hơn 50% số lượng KCN và cụm KCN của tỉnh. Nguồn ảnh: Thắng Lợi Group

Với lợi thế vị trí chiến lược, cửa ngõ kết nối miền Đông – Tây Nam bộ, giáp 3 huyện của TP.HCM; Hạ tầng đầu tư đồng bộ và chính sách thu hút đầu tư, Long An tiếp tục được kỳ vọng và thị trường hút vốn ngoại lớn nhất cả nước trong năm 2022.

Bất động sản trong lõi Khu công nghiệp hưởng lợi

Theo số liệu thống kê Long An hiện có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp (16 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 89%) với trên 50% số dự án FDI tập trung tại đây. Hiện có 40 quốc gia đầu tư trên địa bàn thuộc các lĩnh vực: năng lượng, dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, công nghiệp chế tạo,… Trong đó, Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,…

Trong tất cả địa chính thuộc Long An, Đức Hoà đang là địa bàn có nhiều lợi thế nhất khi giáp TP.HCM là Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn. Đặc biệt là huyện sở hữu 20 cụm công nghiệp, 13 khu công nghiệp lớn nhất Long An – chiếm hơn 50% số lượng toàn tỉnh. Đóng góp thu ngân sách cao nhất tỉnh, đạt 1.180 tỷ đồng năm 2021.

Cùng với dòng chảy của công nghiệp, bất động sản nhà ở, thương mại, dịch vụ trong cụm các khu công nghiệp sẽ ngày càng gia tăng.Theo ước tính, toàn tỉnh đang có gần 2 triệu chuyên gia, lao động và nhu cầu nhà ở là rất lớn. Do đó, phát triển dự án nhà ở kèm tiện ích, dịch vụ trong lõi khu công nghiệp trở thành điểm đón đầu của nhiều doanh nghiệp.

Mới đây, Tập đoàn bất động sản Thắng Lợi trong "Hội nghị chiến lược & Ký kết đại lý phân phối sản phẩm năm 2022" cũng công bố 4 dự án phát triển trong năm 2022 thì có 3 dự án thuộc thành phố Đức Hoà tương lai: 

Dự án BAC với hơn 8.000 sản phẩm cao tầng, dự án CTH với 2.486 sản phẩm cao tầng và 589 sản phẩm thấp tầng của giai đoạn 1 dự án The Diamond City. Tọa lạc tại vị trí đắc địa, mặt tiền Vành đai 4 (DT 824, kết nối DT 830) xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà và xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (giáp Bình Chánh và Hóc Môn của TP.HCM), dự án The Diamond City do Tập đoàn bất động sản Thắng Lợi hợp tác đầu tư phát triển nằm trong vùng bất động sản công nghiệp, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, hút vốn FDI và thương mại, dịch vụ, liền kề các cụm công nghiệp lớn của Long An là Idico, Việt Pháp, Thịnh Phát, Tân Đức, Hải Sơn,.. đang chiếm ưu thế về giá trị tăng trưởng và đầu tư.