Xây nhà trái phép có được hợp thức hóa không?

Thứ sáu, 18/02/2022 11:48

"Trên địa bàn tôi ở hiện nay nhiều công trình nhà ở riêng lẻ đã tồn tại và đang xây dựng nhưng thuộc diện xây dựng trái phép. Vậy theo quy định có được hợp thức hóa công trình này không?" – Phạm Ngọc Bắc, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định mới nhất tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP, Điều 81 nêu rõ, với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng (không phép) hoặc xây dựng không đúng với nội dung giấy phép được cấp (trái phép) mà thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng sẽ xử lý theo các trình tự. Cụ thể:

Người có thẩm quyền, trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm dừng thi công xây dựng. Trong thời hạn 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng điều chỉnh và được chấp thuận.

Xây nhà trái phép có được hợp thức hóa không? - Ảnh 1.

Nhiều quy định mới về cấp phép công trình xây dựng tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, giấy phép điều chỉnh thực hiện theo quy định pháp luật về cấp giấy phép xây dựng, bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. Như vậy, theo Nghị định 16/2022, tổ chức, cá nhân chỉ có 30 ngày để hợp thức hóa nhà ở không phép, trái phép thay vì 60 ngày như trước đây.

Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, điều chỉnh giấy phép xây dựng, thiết kế khi đang thi công, gồm: Xây dựng sai nội dung giấy phép đối với công trình sửa chữa, cải tạo, di dời và giấy phép có thời hạn; Xây dựng sai nội dung giấy phép mới; Xây dựng không phép mà theo quy định phải có giấy phép; Xây dựng sai thiết kế trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng…

Hết thời hạn 30 ngày theo quy định tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng điều chỉnh thì người có thẩm quyền ra văn bản thông báo yêu cầu tự phá dỡ công trình, phần xây dựng vi phạm. Tối đa sau 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản tổng báo (tính theo dấu bưu điện) hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thông báo tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện biện pháp bắt thuộc tự tháo dỡ công trình, phần xây dựng vi phạm.

Tuy nhiên, ngay cả trường hợp được cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng qua bước kiểm tra hiện trạng, nếu không phù hợp với giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng điều chỉnh vẫn sẽ bị yêu cầu khắc phục hậu quả, tháo dỡ phần vi phạm.

Ngoài ra, tại Điều 16 của Nghị định này cũng quy định mức xử phạt nặng những hành vi vi phạm đối với nhà ở riêng lẻ. Cụ thể, không thực hiện điều chỉnh, gia hạn giấy phép, thi công sai nội dung trong trường hợp sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép có thời hạn: phạt từ 15 – 30 triệu đồng; Thi công sai nội dung giấy phép mới: 30 – 70 triệu đồng; Thiếu giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có: 60 – 100 triệu đồng; Sai thiết kế đối với công trình được miễn giấy phép: 80 – 120 triệu đồng; Xử phạt hành vi tiếp tục vi phạm sau khi lập biên bản: 100 – 140 triệu đồng, đã xử phạt hành nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: 120 – 160 triệu đồng. Đồng thời phạt bổ sung, tước giấy phép xây dựng từ 3 – 6 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Theo kinhtedothi.vn

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Doanh nhân 17:08

Tetra Pak hợp tác cùng Doveco chính thức khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam.

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Thị trường 15:54

Khi quỹ đất ven sông tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, dòng vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển về vùng ven còn nhiều tiềm năng như Diễn Châu (Nghệ An).

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Dự án 13:37

Khi thành phố trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, một làn sóng bất động sản mới nổi lên

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Dự án 10:36

Không chỉ là tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản, Gamuda Land còn là một doanh nghiệp tiên phong thực hiện ESG (Enviromental–Social–Gorvernance).

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

Dự án 10:14

"Home resort" đang dần trở thành lựa chọn của giới nhà giàu bởi chất lượng trải nghiệm và chiều sâu cảm xúc.

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Dự án 10:23

Trung tâm TP HCM (Quận 1, Quận 3) đang trở nên quá tải, sự nổi lên của các “trung tâm mới” là một điều tất yếu để tái cấu trúc đô thị hiện đại.

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Dự án 08:15

The Meadow sở hữu không gian xanh bình yên cùng những tiện nghi chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư văn minh.

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Dự án 13:23

Gamuda Land - một tên tuổi uy tín trong lĩnh vực bất động sản quốc tế - tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư lâu dài và mạnh mẽ tại Việt Nam.

Gamuda dẫn đầu cuộc cách mạng giao thông đô thị khu vực

Gamuda dẫn đầu cuộc cách mạng giao thông đô thị khu vực

Doanh nhân 10:20

Gamuda Berhad là doanh nghiệp hàng đầu ở Đông Nam Á về xây dựng và hạ tầng giao thông đô thị, năng lực thi công vượt trội và chiến lược quốc tế hóa nhất quán.

Gamuda Land: Dựng xây tương lai bền vững từ nền móng xanh

Gamuda Land: Dựng xây tương lai bền vững từ nền móng xanh

Dự án 18:18

Gamuda Land đang kiên định theo đuổi triết lý "phát triển có trách nhiệm", thông qua chiến lược tổng thể mang tên Gamuda Green Plan.

XEM THÊM