Chính sách bất động sản: nhiều vướng mắc cần gỡ

Thứ năm, 09/01/2020 16:50

Hiện nay ngành bất động sản đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc về chính sách mà giới chuyên gia cho rằng nếu không sớm tháo gỡ, các doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí sẽ... chết.

Chính sách bất động sản: nhiều vướng mắc cần gỡ - Ảnh 1.

Một dự án bất động sản. Ảnh minh họa: Vân Ly

Khó từ tín dụng đến thị trường

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Nhưng theo ông Nam đa số doanh nghiệp bất động sản Việt Nam quy mô vẫn còn khá nhỏ, nguồn vốn phát triển chủ yếu là vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Trong khi đó, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hạn chế dòng vốn vay cho thị trường bất động sản, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

"Hiện nay, hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang bị thắt chặt. Cụ thể: lãi suất tiếp tục cao (lãi suất huy động lên 8,7%; cộng thêm biên độ 3% thì lãi suất cho vay lên đến 11 - 12%); nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%… khiến cho ngân hàng phải cẩn trọng hơn trong việc cho vay kinh doanh bất động sản," ông Nam nói.

Không chỉ van tín dụng bị siết mà những thách thức còn xuất hiện từ thủ tục hành chính ra đến thị trường. Một trong những thách thức mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt là những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới.

Việc các cơ quan chức năng chậm phê duyệt cấp phép xây dựng dự án hay tạm dừng dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra… là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung, kéo theo lượng giao dịch bất động sản cũng giảm. Mặt khác, công tác quy hoạch, đền bù, phê duyệt dự án… đều bị siết chặt trong khi nhu cầu triển khai dự án của nhà đầu tư lại rất cao.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, công tác tổng rà soát của tất cả các địa phương đã khiến đa số dự án gặp khó khăn, sức mua nhà ở rất mạnh nhưng không có hàng để bán. Điều đó kéo theo hệ luỵ là đẩy giá nhà đất lên cao, người dân, nhất là những người có thu nhập trung bình trở xuống càng khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Trong khi đó thị trường bất động sản năm 2020 vẫn có sức hút rất lớn do nhu cầu cao, cả về nhu cầu nhà để ở và đầu tư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản cho rằng, việc rà soát là đúng, nhưng nếu không có giải pháp đẩy mạnh hơn, nhanh hơn thì 2020, tình trạng cầu nhiều cung ít vẫn còn tiếp diễn, làm thị trường mất ổn định. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khốn đốn vì chi phí vốn đội lên nhiều lần, lãi vay ngân hàng tăng và đặc biệt là bị mất cơ hội kinh doanh.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, thị trường bất động sản đang bị ách tắc, bị sụt giảm nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở nên sẽ còn tiếp tục tác động tiêu cực trong những năm tới. Điều này có thể dẫn đến một số doanh nghiệp có thể lâm vào tình cảnh khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản.

Thị trường "sang chấn" vì pháp lý condotel

Theo ông Nguyễn Trần Nam, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ. Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện, còn chồng chéo; nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiểm soát hiệu quả. Thị trường đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi phải chờ đợi nhiều bộ luật, văn bản liên quan trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện như Luật Quy hoạch, Đất đai, Nhà ở, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản...

Thêm nữa, việc chủ đầu tư không thực hiện cam kết về lợi nhuận ở một vài dự án condotel (căn hộ khách sạn) gần đây - phân khúc từng được coi là tiềm năng tại Việt Nam - như Cocobay cùng các phương án thanh lý hợp đồng đã tác động rất lớn đến những người có nhu cầu đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng mong có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại hình đầu tư này.

Bà Trần Thị Mỹ Lộc, Phụ trách kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng của VinGroup cho rằng, thị trường condotel ở Việt Nam mới đang ở bước khởi đầu trong khi trên thế giới đã có từ lâu. Là một chủ đầu tư lớn về bất động sản nghỉ dưỡng, VinGroup mong các cơ quan chức năng sớm ban hành chính sách quản lý để thị trường có thể phát triển tốt.

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc thiếu hành lang pháp lý đang đẩy các nhà đầu tư thứ cấp (người mua sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng) vào rủi ro lớn, đặc biệt là rủi ro pháp lý. Không chỉ vụ đổ bể của Cocobay Đà Nẵng, từ 2009, Đà Nẵng, Khánh Hòa đã cấp sổ đỏ có thời hạn (đất ở không hình thành ổn định lâu dài) sau đó lại bị thu hồi. Tháng 3-2019, Công ty Cổ phần Cienco 586 phản ánh khách hàng bị thu hồi sổ đỏ và cấp lại thì thời hạn còn lại chỉ còn 39 năm (trừ đi thời gian đã xây dựng), chủ đầu tư thứ cấp mắc kẹt.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề nghị sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý condotel, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Hiệp hội này đề nghị Bộ Xây dựng có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư dự án condotel có trách nhiệm công bố đầy đủ thông tin về dự án, về quyền sở hữu căn hộ condotel và quyền sử dụng đất có thời hạn khi bán căn hộ condotel cho nhà đầu tư thứ cấp để tránh nhầm lẫn.

Bộ Xây dựng cũng cần yêu cầu chủ đầu tư dự án condotel phải công bố các biện pháp bảo đảm thực hiện cam kết lợi nhuận theo hợp đồng mua bán căn hộ condotel. Đồng thời công bố minh bạch các chi phí trang bị căn hộ, chi phí quản lý trong quá trình kinh doanh, các quyền lợi mà người mua codotel được hưởng.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần phải thống nhất với mua codotel về việc khai thác, kinh doanh căn hộ condotel sau khi đã hết thời hạn cam kết (sau 8-12 năm) để họ yên tâm đầu tư.

Ông Nam cũng đề nghị các cơ quan quản lý cần xây dựng khung pháp lý và quyền sở hữu, vận hành và đảm bảo cam kết lợi nhuận để condotel trở thành một sản phẩm chính thức được công nhận trên thị trường, giúp các địa phương dễ hơn trong quản lý và tránh đổ vỡ tương tự như Cocobay.

Theo Vân Ly (diaoc.thesaigontimes.vn

Tập đoàn MetLife vào top 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024

Tập đoàn MetLife vào top 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024

Doanh nhân 06:56

Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng Great Place to Work thực hiện.

Bosch 10 năm liên tiếp vào danh sách Tốp 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam

Bosch 10 năm liên tiếp vào danh sách Tốp 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam

Doanh nhân 10:32

Bosch Việt Nam tự hào nhận hai chứng nhận uy tín trong năm nay, bao gồm: "Tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" và "Great Place to Work 2024".

Vị trí “vàng” của Masteri Grand View – Trung tâm mới, giá trị mới

Vị trí “vàng” của Masteri Grand View – Trung tâm mới, giá trị mới

Dự án 08:03

Với vị trí chiến lược tại The Global City, Masteri Grand View là tâm điểm của thị trường bất động sản TP HCM

AstraZeneca được bình chọn tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

AstraZeneca được bình chọn tốp 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Doanh nhân 06:07

AstraZeneca tiếp tục được bình chọn là 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, xếp thứ 5 toàn ngành dược và 35 trong tốp 100 nơi làm việc tốt nhất.

Core5 Việt Nam được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024”

Core5 Việt Nam được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024”

Doanh nhân 12:33

Core5 Việt Nam vừa được công nhận là “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 10.

ROX Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp

ROX Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp

Doanh nhân 12:32

Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX vừa được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ hai liên tiếp.

Sống thời thượng chuẩn quốc tế tại Masteri Grand View

Sống thời thượng chuẩn quốc tế tại Masteri Grand View

Dự án 10:08

Masteri Grand View – phân khu cao tầng đầu tiên tại The Global City với thiết kế tinh tế và hệ tiện ích đẳng cấp, phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế.

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Dự án 10:04

MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia phát triển trong suốt 10 năm qua.

Gần 20.000 khán giả tham gia sự kiện khai phố mở hội tại The Global City

Gần 20.000 khán giả tham gia sự kiện khai phố mở hội tại The Global City

Dự án 15:45

Tuyến phố Art Ave tại SOHO chính thức khai trương, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển tại The Global City.

The OpusK – Mảnh ghép cuối cùng được mong chờ nhất The Metropole Thủ Thiêm

The OpusK – Mảnh ghép cuối cùng được mong chờ nhất The Metropole Thủ Thiêm

Dự án 15:44

The OpusK là biểu tượng của phong cách sống sang trọng và tinh tế, minh chứng cho tầm nhìn tiên phong về một nơi an cư đậm tinh thần hiện đại.

XEM THÊM